SEO là gì

SEO là gì? Một lần nói hết những điều cần biết về SEO

Table of Contents

SEO là gì? Khi bạn bắt đầu tự đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn đã bắt đầu mở ra hành trình chinh phục vị trí của mình trên sân chơi Google.

Thế nhưng SEO đâu chỉ đơn giản là vài ba dòng khái niệm mơ hồ, chóng vánh, SEO là cả một quá trình dài tốn sức và tốn chất xám. Để tránh cho việc bạn bị lạc giữa một lượng thông tin khổng lồ ngoài kia mà vẫn chưa định hình được bạn cần phải hiểu gì, làm gì, mình sẽ một lần nói hết tất cả về SEO, những gì liên quan đến SEO, quy trình làm SEO từ cơ bản đến nâng cao.

Lưu ý nho nhỏ trước khi bạn đi vào tìm hiểu, bài viết này rất dài. Nếu bạn đọc hết trong một lần mà không ngẫm nghĩ, bạn sẽ rơi rụng kiến thức đến 80%. Vậy nên đừng để bản thân bị bội thực thông tin. Hãy lưu lại bài viết này, đọc và ngẫm, đọc và thực hành. Bất cứ khi nào bạn cần hãy mở lại xem.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO, và có trải nghiệm học tốt hơn, bạn hãy đăng ký ngay khóa học về SEO của Digifox – một khóa học giúp bạn định hình tư duy chiến lược và kế hoạch SEO để tránh lãng phí thời gian và nhân lực hoặc tư duy điểm dẫn tới triển khai sai đường.

1. SEO là gì? Những kiến thức cơ bản nhất về SEO.

Trước khi đi vào chi tiết SEO là gì, mình muốn đi qua một vài khái niệm lớn có liên quan đến SEO để bạn có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết. Đó là về SM (Search Marketing), SEM (Search Engine Marketing) và SE (Search Engine).

1.1. SM (Search Marketing), SEM (Search Engine marketing), SE (Search Engine) là gì?

  • SE (Search Engine) là một bộ máy giải đáp những tìm kiếm của người dùng Internet. Đó là nơi cung cấp một kho thông tin khổng lồ, cho phép mọi người gửi và tiếp nhận những nguồn thông tin này.

Với hàng nghìn, hàng triệu dữ liệu được gửi đến mỗi giây, công cụ tìm kiếm sẽ thu thập và lập chỉ mục, sau đó tiến hành sắp xếp những nội dung tốt nhất (cả về nội dung và kỹ thuật) lên trước. Quá trình sau cùng đó được gọi là xếp hạng.

Theo thống kê của Statista, Google đã thống trị thị trường công cụ tìm kiếm, chiếm đến 92,47% thị phần tính đến tháng 6 năm 2021. Ở phần sau của bài viết, mình sẽ làm rõ hơn cách Google hoạt động như thế nào nên bạn nhớ đón đọc nhé!

Biểu đồ thể hiện thị phần công cụ tìm kiếm 2021-2022
Biểu đồ thể hiện thị phần công cụ tìm kiếm 2021-2022
  • SM (Search Marketing) (Updating…) hay Marketing thông qua tìm kiếm là một quá trình thực hiện các chiến lược Digital Marketing (kể cả trả phí hoặc không trả phí) để thu hút lưu lượng truy cậpkhách hàng ghé thăm trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing hay Yahoo…

Mục đích của SMtăng khả năng hiển thị nội dung của chủ sở hữu trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó họ thu hút được những khách hàng tiềm năng – chính những người dùng công cụ tìm kiếm.

Và SM hay SEM (Search Engine Marketing) cũng được hiểu với ý nghĩa như nhau. Trong hoạt động của SEM được chia thành 2 mảng chính là SEO và PPC. Ngoài ra, còn có PPI, SMO và VSM.

Search Engine Marketing là gì

Trong đó, bài viết này mình sẽ đi sâu tìm hiểu về SEO, còn những mảng còn lại mình nói qua một chút cho bạn hiểu về khái niệm.

  • Về PPC (Pay per click) là hình thức quảng cáo trả phí cho một lượt click. Đối với những doanh nghiệp có nguồn ngân sách đủ mạnh, đây chính là hình thức marketing tối ưu cho lưu lượng truy cập lớn, chất lượng.
  • PPI (Pay per Inclusion) (Updating…) là hoạt động khiến công cụ tìm kiếm quét dữ liệu và ghi nhận sự tồn tại của Website. Nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho những website mới với mức chi phí hợp lý.
  • SMO (Social Media Optimization) (Updating…) là tối ưu hóa website bằng cách liên kết với những website cho phép tạo cộng đồng để chia sẻ những ý kiến, quan điểm, kích thích tương tác.
  • VSM (Video Search Marketing) (Updating…) là hình thức tối ưu các video clip lên vị trí xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm để người dùng dễ dàng tìm thấy được.

Đó là một số thuật ngữ quan trọng mình muốn bạn nắm được trước khi bạn bắt tay vào làm SEO. Việc hiểu được gốc rễ của vấn đề ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng và mở hơn. Còn bây giờ thì mình sẽ đi vào phần chính của nội dung bài viết: SEO.

1.2. SEO là gì?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization hay còn được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là quá trình nâng cao thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… nhằm mục đích tăng lượt hiển thị giúp người dùng Internet dễ dàng tìm thấy và chuyển đổi.

SEO là gì
SEO là gì

Thứ hạng của Website đứng càng cao trên kết quả tìm kiếm thì SEO càng hiệu quả, khả năng khách hàng truy cập vào Website của bạn cũng càng lớn. Thường thì Website của bạn có thể hiển thị trong Top 1 đến Top 10 là ổn rồi đó.

Nguồn traffic website bạn nhận được thông qua quá trình SEO đảm bảo được cả số lượng và chất lượng mà không cần trả phí.

Người làm SEO cần phải hiểu được người dùng muốn tìm kiếm gì, đặt những câu hỏi nào để cung cấp những giải pháp phù hợp. Quá trình này sẽ trải qua nhiều công đoạn, hãy chuẩn bị tốt về thái độ, kiến thức và kỹ năng để chinh phục nó nhé!

1.3. Tại sao bạn cần làm SEO?

1.3.1. SEO giúp bạn tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng.

SEO giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng

SEO đánh lừa người dùng Internet rằng tưởng chừng như họ chủ động trong mọi thứ, chủ động tìm kiếm những chủ đề mà họ quan tâm, chủ động truy cập vào một Website nào đó trên Google. Nhưng thực tế là SEO đọc hiểu được tâm lý và hành vi của khách hàng mục tiêu. Đó là sẽ luôn truy cập vào kết quả được hiển thị đầu tiên, cho nên chính SEO đã dẫn dắt khách hàng vào thăm Website của bạn.

Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng chất lượng và có tỷ lệ chuyển đổi cao. Bạn sẽ không cần phải quảng cáo tràn lan, tiếp cận đủ mọi đối tượng khách hàng nhưng họ lại không dành một sự quan tâm nhất định đối với website của bạn.

Và công việc tối ưu này sẽ giúp hành trình tìm kiếm và mua hàng của khách hàng được đi đúng hướng ngay từ bước gõ từ khóa vào ô tìm kiếm trên Google, sau đó sẽ đưa khách hàng đến đúng Website của bạn.

1.3.2. SEO là một chiến lược Digital Marketing tiết kiệm chi phí.

SEO giúp tiết kiệm chi phí

Nếu bạn không thuê các dịch vụ SEO bên ngoài để tối ưu cho Website của bạn mà qua quá trình học hỏi bạn tự làm được điều đó thì bạn sẽ không cần phải lo về chi phí marketing. Đây chính là một phương pháp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng mục tiêu rất hiệu quả và rất rẻ.

Bạn cứ thử tưởng tượng việc bạn phải bỏ ra từ 300.000 vnd đến 500.000vnd mỗi ngày cho hoạt động chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, hay thậm chí có những doanh nghiệp đầu tư hơn với TVC quảng cáo có thể lên đến 1 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thu về bù vào chi phí marketing thì lãi lại không đáng bao nhiêu. Cũng rất nóng ruột với việc chi phí tiếp thị cứ tuôn ra như nước đúng không?

Mặc dù phương thức marketing nào cũng có những ưu điểm riêng nhưng nếu bạn không có quá nhiều vốn thì SEO là phương thức tối ưu nhất.

1.3.3. SEO làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website.

Như đã nói ở lý do đầu tiên, ngay từ việc SEO giúp cho website của bạn tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng cực kỳ chất lượng đã giúp cho khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi trở nên cao hơn.

SEO làm tăng CTR

Bởi vì những người tìm đến với sản phẩm, dịch vụ của bạn qua kết quả trên công cụ tìm kiếm bản chất là họ đã có nhu cầu, có dự định và có quan tâm. Nên chỉ cần những sản phẩm của bạn chất lượng và đủ thuyết phục là khách hàng sẽ không tiếc click vào nút “Mua hàng”.

Ngoài ra việc tối ưu các nội dung, hình ảnh, video trên Website dựa trên Insight của khách hàng cũng kích thích họ tương tác nhiều hơn. Điều này cũng khiến cho con số chuyển đổi của khách hàng tăng mạnh.

1.3.4. SEO mở rộng độ nhận diện cho thương hiệu.

Làm thế nào mà có thể tăng độ nhận diện thương hiệu? Một nguyên lý cơ bản đó là càng nhiều người biết đến thì việc hình ảnh thương hiệu ngày càng được lan rộng. Mà để nhiều người có thể biết tới sản phẩm, dịch vụ qua Website của bạn thì nhất định phải cần đến SEO.

SEO sẽ giúp cho thương hiệu của bạn được hiển thị ở vị trí đẹp nhất thu hút nhất cũng giống như việc bạn đặt một cửa hàng thực ở nơi phố xá năng động, và đông người qua vậy. Càng nổi bật, càng dễ thấy thì càng trở thành tâm điểm thu hút khách hàng. Hơn nữa việc duy trì thứ hạng trên công cụ tìm kiếm nhiều lần sẽ tạo thành một sự ấn tượng được lặp đi lặp lại khiến khách hàng muốn quên cũng không quên được.

Nhìn chung SEO là một hình thức Digital Marketing mà đến 99% doanh nghiệp ưu tiên sử dụng để quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của mình với mức ngân sách thấp nhưng hiệu quả đem về thì cực bất ngờ, tăng cả traffic lẫn tỷ lệ chuyển đổi.

1.4. Hai dịch vụ SEO phổ biến bạn nên biết: SEO tổng thể và SEO từ khóa

Khi làm SEO, người làm SEO sẽ thường cân nhắc đưa ra những hướng đi phù hợp cho Website dựa trên nguồn lực hiện có. Và có hai chiến lược SEO phổ biến mà mình muốn nói tới trong bài viết này là SEO tổng thể và SEO từ khóa.

Hai loại SEO này có điểm gì khác nhau, thực hiện chiến lược nào thì sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp. Mình sẽ giải đáp cho bạn điều này ngay bây giờ nhé!

1.4.1. SEO tổng thể

SEO tổng thể (Updating…) là quá trình bạn tối ưu toàn bộ website theo truy vấn tìm kiếm của người dùng Internet về sản phẩm, dịch vụ, chủ đề mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ mong muốn và Google có thể đọc hiểu chính xác nội dung mà họ cung cấp.

SEO tổng thể là gì
SEO tổng thể là gì

Để bạn hình dung cụ thể hơn về công việc của nó, mình sẽ phân tích như thế này: Nó sẽ là việc mà bạn đẩy hết từ khóa ngắn, từ khóa dài liên quan đến chủ đề của doanh nghiệp lên top.

Nếu bạn chưa hiểu rõ về thế nào là từ khóa ngắn, thế nào là từ khóa dài thì bạn hãy tham khảo bài viết Từ khóa SEO để phân biệt được hai loại từ khóa này nhé!

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trái cây nhập khẩu, việc của SEO tổng thể sẽ phải tối ưu các từ khóa liên quan đến tìm kiếm của người dùng như “trái cây nhập khẩu”, “cửa hàng trái cây nhập khẩu”, “trái cây nhập khẩu chất lượng cao”, “hàm lượng dinh dưỡng trong trái cây nhập khẩu”,…

1.4.2. SEO từ khóa.

SEO từ khóa (Updating…) là quá trình tối ưu để đẩy các từ khóa ngắn về sản phẩm, thương hiệu lên top kết quả tìm kiếm của Google để tăng lưu lượng truy cập vào Website và tạo ra chuyển đổi.

SEO từ khóa là gì
SEO từ khóa là gì

Thường thì những từ khóa ngắn được lựa chọn đẩy lên top có số lượng khá ít và có lượt tìm kiếm rất cao.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn cung cấp dịch vụ liên quan đến Website, SEO từ khóa là việc bạn đẩy những từ khóa như “SEO”, “Thiết kế Web”, “UI/UX”, “Làm web”,…

Đây là những cái nhìn tổng quan nhất về SEO tổng thể và SEO từ khóa nhưng nhìn chung thì cũng chưa đủ để bạn có thể hoàn toàn phân biệt một cách rõ ràng về 2 hình thức SEO này. Vậy nên hãy đọc thêm bài viết Sự khác nhau giữa SEO tổng thể và SEO từ khóa để đào sâu tìm hiểu hơn và để xem doanh nghiệp của mình phù hợp với hình thức nào nhé!

2. Tổng quan tất tần tật các bước trong quy trình làm SEO

Nói dông nói dài mãi về mặt lý thuyết, chắc bạn đang rất mong chờ cho những thông tin thú vị hơn như làm SEO rốt cuộc là phải làm những gì? Quy trình làm SEO có những gì? Các bước như thế nào? Bước nào nên làm trước, bước nào nên làm sao?

Dưới đây là 6 bước trong quy trình làm SEO cơ bản. Và nếu bạn muốn trở thành chuyên gia về SEO thì bạn cần không ngừng cập nhật những kiến thức, nâng cao kỹ năng và cải thiện hiệu quả công việc của mình trong từng bước này nhé!

Các bước trong quy trình làm SEO
Các bước trong quy trình làm SEO

Bước 1: Phân tích Website

Để tối ưu diễn ra hiệu quả, trước hết bạn cần phải xem hiện website của mình đang hoạt động tốt và chưa tốt ở những phần nào để có những định hướng và lập kế hoạch tối ưu cho website một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Bước 2: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ là một trong những bước quan trọng trước khi bắt tay vào lập kế hoạch và lên chiến lược SEO cho website.

Như tướng chuẩn bị xuất trận, phải hiểu mình, hiểu ta mới trăm trận trăm thắng.

Điều cần thiết là bạn cần phải liên tục đặt ra câu hỏi:

  • Tại sao đối thủ của mình làm được điều này?
  • Họ thực hiện chúng như thế nào?
  • Mình có điểm gì có thể làm tốt hơn đối thủ?
  • Đối thủ đang mắc những sai lầm nào? Mình có thể cải thiện chúng như thế nào?

Những gì bạn nên nghiên cứu và phân tích ở đối thủ bao gồm: bộ từ khóa, số lượng bài viết, hệ thống nội dung, thiết kế website, hệ thống backlink và mạng xã hội,…

Nhưng công việc này đòi hỏi bạn cần bỏ ra nhiều thời gian để điều tra tỉ mỉ. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để kiểm tra website của đối thủ như Ahrefs hay SEMrush.

công cụ phân tích website đối thủ Ahrefs
Công cụ phân tích website đối thủ Ahrefs
Công cụ phân tích website đối thủ SEMrush
Công cụ phân tích website đối thủ SEMrush

Nếu bạn chưa biết cách sử dụng những công cụ này và đọc dữ liệu mà chúng trả về để có được những đánh giá chính xác nhất thì bạn cần tham khảo ngay bài viết Hướng dẫn kiểm tra Website với Ahrefs và SEMrush (Updating…) nhé!

Hai công cụ này bạn hoàn toàn có thể sử dụng vừa để phân tích website của mình, vừa phân tích website đối thủ.

Bước 3: Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa được xem là một bước đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì nó sẽ quyết định tỷ lệ khả năng khách hàng tìm thấy nội dung bạn cung cấp. Bạn cần phải lựa chọn đúng bộ từ khóa để có thể hỗ trợ bạn trong việc xây dựng nội dung, hình ảnh. Nếu bạn không dùng đúng từ khóa sẽ khiến cho việc khi mà người dùng Internet nhập từ khóa tìm kiếm trên Google sẽ không tìm thấy kết quả trả về có bao gồm website của bạn.

Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa trên Ahrefs

Thực hiện nghiên cứu từ khóa như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì mời bạn tìm hiểu ở phần sau nhé!

Bước 4: Tối ưu onpage

SEO onpage sẽ bao gồm những hoạt động tối ưu ngay trên trang web cả về nội dung lẫn kỹ thuật để đưa website lên top nhanh nhất.

Những hoạt động chính mà mình có thể kể đến trong SEO onpage:

  • Xây dựng cấu trúc trang
  • Tối ưu HTML
  • Xây dựng nội dung cho website và tối ưu nội dung

Bước 5: Tối ưu offpage

SEO offpage (Updating…) thì ngược lại, đó là những hoạt động tối ưu ngoài trang như việc tối ưu trên các nền tảng mạng xã hội, xây dựng hệ thống backlink chất lượng hay SEO local.

  • Xây dựng liên kết
  • SEO social
  • SEO local

Chi tiết hơn về những yếu tố cần tối ưu onpage và offpage mình sẽ nói kỹ hơn ở phần sau của bài viết nhé!

SEO onpage và SEO offpage
SEO onpage và SEO offpage

Bước 6: SEO Audit và tiếp tục tối ưu sửa lỗi Website

Sau khi bạn hoàn thành xong quy trình SEO onpage và off page, bạn cần check lại hết tất cả các lỗi để có thể khắc phục kịp thời. Đó là nhiệm vụ của SEO Audit.

Mình luôn nhấn mạnh rằng SEO là một quá trình dài hơi, bạn luôn phải trong tâm thế tìm ra lỗi để cải thiện hơn. Bạn SEO được website lên trang đầu, bạn phải tìm cách SEO chúng lên top 1. Website của bạn lên Top 1 bạn phải nghĩ thêm cách để duy trì thứ hạng đó. Bạn chỉ cần bỏ bê một thời gian, sẽ có kẻ khác đến cướp vị trí của bạn ngay.

Vậy nên, người làm SEO phải luôn kết hợp lên kế hoạch, thực thi, check lỗi, sửa lỗi và đổi mới với nhau để thứ hạng của Website được cải thiện và duy trì ổn định.

3. Search Engine hoạt động như thế nào?

Ở phần 1 ngay đầu bài viết mình đã giới thiệu qua để bạn cơ bản nắm được Search Engine nó là cái gì và cách mà nó sẽ hoạt động. Tuy nhiên, người làm SEO cần phải thực sự nắm được cách vận hành của công cụ tìm kiếm mới có thể thực thi được những chiến lược SEO hiệu quả.

Vậy nên, ở phần 3 này mình sẽ tiếp tục đào sâu hơn từng bước mà công cụ tìm kiếm Google hiển thị nội dung bạn cung cấp trên SERP (trang hiển thị kết quả tìm kiếm).

Để Google xét duyệt và cho phép hiển thị một nội dung trên trang tìm kiếm cơ bản phải trải qua 3 giai đoạn: Crawling – Thu thập dữ liệu, Indexing – Lập chỉ mục và Ranking – Xếp hạng tìm kiếm.

Cách hoạt động của Google
Cách hoạt động của Google

3.1. Crawling – Thu thập dữ liệu

Crawling (Updating…) hay còn gọi là quá trình thu thập dữ liệu của Google. Google sẽ cử những con robot (hay những trình thu thập thông tin) sẽ đi tìm và cập nhật những nội dung mới được người dùng cập nhật.

Crawling - Thu thập dữ liệu
Crawling – Thu thập dữ liệu

Googlebot (Web crawler, Spider hay Bot crawler) này sẽ đảm nhận nhiệm vụ tải các tệp robot.txt của trang web xuống. Những tệp này bao gồm các sitemap của trang ở trong đó, và googlebot sẽ đọc toàn bộ những URL thu thập được từ tệp này rồi tiến hành thu thập lại. Các con bot sẽ tập hợp lại những URL mới này rồi xếp chúng vào một danh mục và đợi quá trình Indexing hay lập chỉ mục diễn ra.

Nói chi cho phức tạp, mình đưa ra một ví dụ minh họa cho bạn dễ hiểu. Trên thế giới có hàng nghìn, hàng triệu thậm chí hàng tỷ nhà cung cấp sách. Tất cả số sách trên thế giới sẽ được các bên vận chuyển đi thu gom và dồn về 1 chiếc thư viện khổng lồ.

Như vậy, nhà cung cấp sách giống như website của bạn, những cuốn sách là nội dung bạn cung cấp. Bên vận chuyển chính là những con Googlebot và chiếc thư viện khổng lồ chính là bộ máy tìm kiếm Google.

Và sau khi sách được thu nhặt về bạn sẽ phải tiến hành đưa vào kho lưu trữ rồi đem sắp xếp phân loại rồi đưa lên kệ theo danh mục đúng không nào?

Quá trình đó chính là lập chỉ mục mà mình nói tới ở ngay phần tiếp theo đây!

3.2. Indexing – Lập chỉ mục

Indexing (lập chỉ mục) (Updating…) là quá trình toàn bộ những dữ liệu mà Googlebot thu về được phân loại, xếp theo danh mục để chờ xác nhận và cho phép hiển thị.

Google sẽ sử dụng thuật toán riêng của mình để đánh giá từng dữ liệu và chất lượng của chúng. Quá trình index diễn ra nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào việc dữ liệu của bạn cung cấp có thực sự chất lượng và hấp dẫn với Google để Google ưu tiên index hay không.

Indexing - Lập chỉ mục
Indexing – Lập chỉ mục

3.3. Ranking – Xếp hạng tìm kiếm

Như việc mình lấy ví dụ về chiếc thư viện sách khổng lồ, khi một người ghé thăm và hỏi thủ thư: “Tôi đang quan tâm đến chủ đề này, hãy giới thiệu cho tôi một quyển sách phù hợp đi”.

Thì dĩ nhiên, để tư vấn được cho khách hàng, người thủ thư sẽ phải đọc hết những quyển sách trong danh mục đó để xem cuốn sách nào là tốt nhất cho khách hàng. Người thủ thư sẽ xếp chúng ra hàng đầu tiên để khách hàng dễ thấy nhất.

Quá trình này được gọi là xếp hạng tìm kiếm. Thuật toán của Google sau khi xét duyệt và cho phép hiển thị hết những dữ liệu sau quá trình index, sẽ tiến hành đánh giá và ưu tiên hiển thị những nội dung tốt nhất trên trang tìm kiếm.

Và để được Google “chọn mặt gửi vàng” thì bạn cần tiến hành quá trình tối ưu hóa Website.

Nghe chừng là khó hiểu nhưng với ví dụ về chiếc thư viện khổng lồ, bạn sẽ có hình dung rõ hơn về cách bộ máy tìm kiếm Google hoạt động. Hiểu được điều này, bạn sẽ biết cách để tạo ấn tượng hơn với Google ngay từ vòng đầu tiên.

4. Tiến hành nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho Website

Bây giờ thì bạn sẽ được học về cách làm thế nào để nội dung của bạn được hiển thị và tìm thấy trên công cụ tìm kiếm. Và từ khóa chính là yếu tố quyết định người dùng có tìm ra được nội dung bạn cung cấp hay không.

Quá trình này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nghiên cứu sâu, hiểu được Search Intent của người dùng và lựa chọn được bộ từ khóa phù hợp với search intent đó.

4.1. Từ khóa SEO là gì?

Từ khóa SEO là những từ hoặc những cụm từ nhất định xoay quanh chủ đề mà người dùng quan tâm và tìm kiếm chúng trên công cụ tìm kiếm.

Từ khóa SEO là gì
Từ khóa SEO là gì

Từ khóa có rất nhiều cách phân loại, và bạn nên hiểu chúng để lấy đó làm cơ sở, nền tảng lựa chọn được đâu là những nhóm từ khóa cần tối ưu.

  • Phân loại theo định nghĩa:

LSI Keyword (Updating…): Là những từ khóa có ngữ cảnh liên quan đến chủ đề mà từ khóa chính thể hiện.

Ví dụ:

Từ khóa chính: SEO

LSI Keyword: SEO onpage, SEO offpage, Backlink, HTML, Sitemap, Technical SEO,…

Phantom Keyword (từ khóa bóng ma) (Updating…) là những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều với search volume và CTR cao nhưng ít khả năng cạnh tranh vì rất người lựa chọn nó để tối ưu.

  • Phân loại theo mục tiêu: Dựa trên những mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn hướng tới, bạn sẽ phân loại được những từ khóa nhắm mục tiêu sản phẩm, khách hàng, thương hiệu hoặc địa điểm.
  • Phân loại theo độ dài: Từ khóa được chia làm 2 loại từ khóa dài (4 từ trở lên) và từ khóa ngắn.
  • Phân loại theo thời hạn: Có hai loại từ khóa nếu chia theo thời hạn là từ khóa ngắn hạn (có lượng tìm kiếm cao theo trend, theo mùa) và từ khóa ổn định (được tìm kiếm ổn định ở mọi thời điểm).

Trong trường hợp bạn đang không biết nên phân loại từ khóa và sử dụng những từ khóa này như thế nào cho hiệu quả thì hãy tìm hiểu thêm ở bài viết Từ khóa SEO này nhé!

4.2. Tìm hiểu về Search Intent của người dùng.

Search Intent là một thuật ngữ chỉ mục tiêu hoặc ý định tìm kiếm của người dùng trên công cụ tìm kiếm. Hiểu được Search Intent của người dùng, người làm SEO sẽ biết cách lựa chọn từ khóa nhắm mục tiêu người dùng, và cung cấp nội dung đến cho đúng khách hàng tiềm năng.

Search Intent thông thường được chia làm 4 loại chính:

Search Intent là gì
Search Intent là gì
  • Informational intent: Người dùng đang muốn tìm kiếm thêm thông tin về một chủ đề nào đó như thông tin về ai, cái gì,…
  • Navigational intent: Người dùng đang muốn điều hướng sang địa chỉ mà họ muốn như điều hướng sang trang Facebook/ Instagram.
  • Transactional intent: Người dùng đang muốn thực hiện một chuyển đổi ví dụ như hành động mua hoặc bán thứ gì đó.
  • Commercial intent: Người dùng muốn điều tra và so sánh giữa nhiều thông tin với nhau để có lựa chọn chính xác.

Với 4 loại Search Intent này bạn hoàn toàn có thể bắt đầu lên những bộ từ khóa phù hợp với Search Intent của người dùng.

Đó là sơ lược về Search Intent mà mình muốn nói qua để bạn hiểu được bản chất và vai trò của nó trong quá trình lên kế hoạch cho từ khóa.

Tuy nhiên có rất nhiều thứ nữa bạn cần học về Search Intent. Hãy đi vào chi tiết hơn trong bài viết về chủ đề Search Intent (Updating…) này giúp bạn tìm ra, ứng dụng và tối ưu cho Search Intent để tránh tỷ lệ truy cập vào website thấp nghiêm trọng nhé!

4.3. Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa như thế nào?

Sau khi hiểu về từ khóa và search intent của người dùng, bạn đã có sự chuẩn bị tốt để bắt đầu tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng bộ từ khóa cho riêng mình.

Đây là các bước trong quy trình nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa mà mình đã áp dụng, bạn hãy tham khảo nhé:

Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa

Bước 1: Tìm hiểu kỹ về sản phẩm, khách hàng của doanh nghiệp.

Bước 2: Tìm ra Search Intent của người dùng

Bước 3: Dựa trên Search Intent và sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng bộ chủ đề nội dung bạn muốn cung cấp.

Bước 4: Từ chủ đề nội dung, bạn lựa chọn một công cụ nghiên cứu từ khóa phù hợp (Ahrefs, SEMrush, Google Keywords Planner,…) để lấy toàn bộ từ khóa liên quan đến chủ đề nội dung đó.

Bước 5: Lưu trữ, phân loại, và lựa chọn giữ lại những từ khóa phù hợp, loại bỏ những từ khóa không liên quan hoặc không chính xác.

Bạn làm tương tự các bước như thế với từng chủ đề nội dung, sau khi kết thúc bạn sẽ có bộ chủ đề và bộ từ khóa hoàn chỉnh.

Một quy trình yêu cầu nhiều thời gian và tỉ mỉ, hãy cố gắng đầu tư nhiều nhất cho nó nhé, vì nó quyết định rất nhiều đến thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm.

Về chi tiết các bước làm và cách lựa chọn ra những từ khóa phù hợp thì mình sẽ hướng dẫn sâu hơn trong bài viết Hướng dẫn nghiên cứu và lựa chọn từ khóa (Updating…) nhé! Mời bạn đọc để có thể áp dụng thực thi vào công việc SEO của mình ngay lập tức thay vì tự mò mẫm xây dựng bộ từ khóa để rồi dẫn đến vừa phí thời gian, vừa không đạt được kết quả như mong muốn.

4.4. Các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến

Công cụ nghiên cứu từ khóa là một sự hỗ trợ đắc lực cho SEOer trong quá trình làm SEO. Với các công cụ này, bạn có thể dễ dàng đọc được toàn bộ từ khóa liên quan đến chủ đề bạn cần cùng với lượng tìm kiếm, chi phí cho một lượt tìm kiếm,… Nhờ đó, bạn có thể chọn ra cho mình được những từ khóa “đắt” nhất và “tốt” nhất cho website của mình.

Dưới đây là list các công cụ mà bạn nên tham khảo:

  • Ahrefs
  • SEMrush
  • Google Keywords Planner
  • Google Adsword
  • Google Search Console
  • Keywordtool.io

Đây là những công cụ chất lượng và được đánh giá cáo nhất, tuy nhiên vẫn còn nhiều công cụ nữa bạn có thể khám phá Tại đây. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn một công cụ phù hợp nhất với điều kiện của mình hiện tại nhé!

5. Tối ưu Onpage cho Website

Hoàn thành quá trình nghiên cứu, xây dựng bộ chủ đề nội dung và bộ từ khóa cho Website, bạn có thể bắt tay ngay vào quá trình tối ưu Onpage. Đi được đến bước này bạn đã làm được 1/3 chặng đường để giúp Website lọt top Google.

SEO onpage

Hãy cùng khám phá xem công việc bạn cần phải làm trong quá trình SEO onpage này là gì nhé!

5.1. Tối ưu nội dung cho Website

5.1.1. Triển khai viết bài chuẩn SEO

Khi bạn đã có sẵn bộ chủ đề nội dung và bộ từ khóa, việc của bạn là cần phải tập trung sản xuất ra các nội dung chất lượng để đăng tải lên website theo từng chủ đề.

Thế nhưng viết không phải đơn giản chỉ là viết, mà viết làm sao để hợp mắt, hợp ý người dùng và viết làm sao để Google hiểu, để Google cho lên Top tìm kiếm thì đó là một câu chuyện dài.

Với những bạn nào làm content SEO thì chắc là cũng đã nằm lòng những tiêu chí viết bài chuẩn SEO rồi. Vậy còn bạn – những người mới, bạn đã tìm hiểu qua những kiến thức này chưa?

Có thể bạn sẽ nói rằng, chuẩn SEO thì chỉ cần rõ mấy cái quy tắc viết tiêu đề, viết thẻ mô tả, đảm bảo mật độ từ khóa, outline rõ ràng chuẩn chỉnh là được rồi. Đó chỉ là những cái cơ bản thôi, ai cũng làm được. Vậy nên, để thực sự trở thành một người viết chuyên nghiệp, hơn hẳn hàng nghìn content ngoài kia thì bạn cần nhiều hơn thế.

Viết bài chuẩn SEO như thế nào?
Viết bài chuẩn SEO như thế nào?

Để viết nội dung gây ấn tượng cho cả Google và người dùng, đưa bài viết lên Top vượt mặt đối thủ, bạn hãy tham khảo Bộ tiêu chí viết bài chuẩn SEO (Updating…) mà mình đã thực hiện.

Bạn sẽ được giải đáp toàn bộ, tất tần tật những điều bạn cần làm để có được bài viết chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức.

5.1.2. Sử dụng Plugin tối ưu nội dung chuẩn SEO cho bài viết

Nếu viết bài chuẩn SEO là việc bạn tập trung vào xây dựng chất lượng nội dung giá trị cho người dùng, tối ưu nội dung chuẩn SEO lại thiên nhiều hơn về các yếu tố kỹ thuật và chỉnh hình thức, định dạng cho nội dung. Mục đích là để khai báo cho Google hiểu nội dung của bạn, và để nội dung được hiển thị một cách hoàn hảo nhất trước mắt người dùng.

Đối với những Website được tạo bằng WordPress, bạn có thể lựa chọn một trong hai plugin sau để thực hiện công việc tối ưu nội dung này:

  • Rank Math (Updating…)
  • Yoast SEO (Updating…)

Mỗi Plugin sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung thì cách sử dụng chúng khá tương tự nhau.

Theo cá nhân mình, mình nhận thấy tối ưu nội dung bằng Rank Math (Updating…) tiện lợi và hiệu quả hơn tối ưu nội dung bằng Yoast SEO (Updating…) vì cách tính điểm SEO của nó khá rõ ràng và số lượng tính năng cũng nhiều hơn.

Giao diện Rank Math
Giao diện Rank Math
Giao diện Yoast SEO
Giao diện Yoast SEO

Nhưng để nhìn nhận khách quan hơn rằng nên dùng Rank Math hay Yoast SEO thì bạn hãy tìm hiểu thêm ở bài viết So sánh hiệu quả Rank Math và Yoast SEO (Updating…) để xem thực sự bạn nên sử dụng Plugin nào cho website của mình nhé!

5.2. Tối ưu sitemap

Sitemap được coi là một tập hợp những trang con quan trọng trong một Website. Và bạn cần đảm bảo rằng bộ máy tìm kiếm có thể tìm và thu thập dữ liệu của nó để hiểu được toàn bộ cấu trúc trang của bạn rồi tiến hành đánh giá.

Tối ưu Sitemap

Không phải lúc nào Google cũng có thể tìm thấy những trang con này, có thể là do nó không có internal link nào trỏ đến. Chính vì vậy nên chúng ta mới cần tối ưu chúng để được bộ máy tìm kiếm quét tới.

Sitemap có hai loại chính là XML và HTML. Loại XML được thiết kế để cho công cụ tìm kiếm hiểu, còn loại HTML được thiết kế để phục vụ cho người dùng.

Như mình cũng vừa nói, nếu không tối ưu Sitemap thì những trang con bạn vất vả tạo dựng lên sẽ không được Google tìm thấy và cũng sẽ không có cơ hội xuất hiện trước mắt người dùng. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu cách tạo và tối ưu Sitemap (Updating…) cho website của mình ngay lập tức.

5.3. Tối ưu các thẻ HTML (tối ưu các thẻ title, meta, heading, schema markup…)

Thẻ HTML là những loại thẻ được gán cho các yếu tố đặc biệt trên trang, giúp trình duyệt web đọc hiểu được để hiển thị giao diện website của chúng ta theo đúng yêu cầu.

Thẻ HTML là gì
Thẻ HTML là gì

Công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào những thẻ này để kiểm tra lỗi và đánh giá chất lượng cho Website của chúng ta nên việc tối ưu những thẻ HTML này là việc thiết yếu.

Mình liệt kê ra một list các thẻ HTML mà bạn cần tối ưu ở đây:

  • Thẻ Title
  • Thẻ Meta Description
  • Thẻ Keyword (Updating…)
  • Thẻ Alt (Updating…)
  • Thẻ Heading (Updating…)
  • Thẻ Hreflang (Updating…)
  • Thẻ Nofollow link (Updating…)
  • Link và Anchor Text (Updating…)
  • Robots tag (Updating…)
  • Canonical tag (Updating…)
  • Schema markup (Updating…)

Đối với mỗi thẻ này chúng ta sẽ có những tiêu chuẩn riêng để bắt đầu công việc tối ưu cho nó. Mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về cách tối ưu các thẻ HTML (Updating…) để giúp bạn thận trọng hơn trong việc tối ưu từng thẻ và tránh mắc các lỗi cơ bản không đáng có nhé!

5.4. Tối ưu Infrastructure

Tối ưu Infrastructure (Updating…) hay còn được hiểu là việc bạn tối ưu phần nền cho website của bạn, mà đòi hỏi bạn phải thành thạo code (backend).

  • Mobile Friendly: Tối ưu mức độ thân thiện trên thiết bị di động để nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Tối ưu thân thiện trên thiết bị di động
Tối ưu thân thiện trên thiết bị di động
  • Khả năng truy cập an toàn: Tối ưu toàn bộ các yếu tố HTTPS, redirects, APM, robots.txt file, xml sitemap để đảm bảo quyền truy cập an toàn trên trang. Nếu trang không an toàn, Google sẽ đánh rớt hạng website đó.
  • Thời gian tải trang: Thời gian tải trang quá lâu sẽ tăng bounce rate (tỷ lệ thoát trang). Google không đánh giá cao điều này và đây là nguyên nhân khiến bạn mất phần lớn khách hàng. Để giảm thời gian tải trang xuống bạn phải lưu ý tối ưu những yếu tối như size, hosting server, location.
  • Domain Reference: Tuổi đời và tên của miền ảnh hưởng đến mức độ uy tín của Website. Vậy nên sẽ có những tiêu chí nhất định bạn nên áp dụng để Google đánh giá Website của bạn cao hơn.

Trên đây là toàn bộ những đầu việc bạn cần phải hoàn thành trong quá trình SEO onpage. Nếu để liệt kê ra những yếu tố cần tối ưu thì sẽ có khoảng 100 đầu mục. Để tránh sót lỗi hay sót một hoặc một vài yếu tố, bạn hãy lưu lại ngay Checklist các yếu tố cần SEO onpage (Updating…) ngay nhé!

6. Tối ưu Offpage cho Website

Hoạt động tối ưu Offpage sẽ được triển khai song hành cùng với quá trình tối ưu Onpage. Trong tối ưu Offpage bạn sẽ phải đảm bảo được 3 công việc quan trọng nhất. Đó là xây dựng được hệ thống backlink chất lượng để tăng traffic đổ về website, xây dựng hệ thống mạng xã hội chất lượng để xúc tiến quảng bá, SEO local để thêm mức độ uy tín cho doanh nghiệp.

SEO offpage

6.1. Xây dựng hệ thống backlink chất lượng cho trang

Xây dựng hệ thống link là một phần quan trọng để củng cố vị trí website của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Khi nội dung của bạn càng có một mạng lưới liên kết rộng lớn, Google sẽ dựa vào đó để đánh giá nội dung bạn cung cấp càng chất lượng. Vậy giờ mình cùng tìm hiểu về chiến thuật xây dựng hệ thống backlink này nhé!

6.1.1. Backlink là gì?

Backlink là những đường liên kết ngược điều hướng người dùng đi từ một website khác hoặc nền tảng khác về website của bạn.

Thông qua những backlink đó, traffic sẽ theo đó đổ về Website của bạn. Nếu bạn xây dựng được backlink chất lượng thì traffic bạn nhận được cũng sẽ được đảm bảo.

Backlink là gì
Backlink là gì

6.1.2. Cách xây dựng hệ thống backlink chất lượng

Muốn xây dựng được hệ thống backlink chất lượng, người làm SEO cần phải trả lời được 3 câu hỏi quan trọng sau đây:

  • Nên lựa chọn vị trí đặt Backlink như thế nào cho uy tín?
  • Làm thế nào để đi Backlink một cách khéo léo, đảm bảo cả chất lượng nội dung và hình thức?
  • Những lỗi cần tránh khi xây dựng backlink là gì?
Xây dựng hệ thống backlink chất lượng
Xây dựng hệ thống backlink chất lượng

Đối với câu hỏi đầu tiên, mình có thể ngay lập tức kể ra một số tiêu chí để bạn lựa chọn vị trí đặt Backlink phù hợp như: Bạn nên đi backlink ở những website có Page Rank hoặc chỉ số DA, PA cao, đặt backlink ở những website có traffic khủng và phải là những trang có cùng chủ đề, và nếu bạn lựa chọn được những website có domain chất lượng để đặt backlink thì càng tốt.

Ngoài việc lựa chọn được vị trí tốt, bạn cũng phải thiết kế cho mình những chiến thuật đặc biệt để tìm ra được những website chất lượng và thương lượng để được cho phép đặt backlink trên những trang đó. Phương thức phổ biến nhất mà nhiều người làm SEO áp dụng là tạo các tài khoản mạng xã hội và trỏ liên kết về website, hoặc tìm các website cho phép bình luận để đi link tại đó. Và nhiều mẹo hay khác.

Nếu bạn đang loay hoay hoặc gặp khó khăn trong việc không biết làm thế nào để tăng số lượng backlink chất lượng để củng cố thêm sự vững mạnh của website, bạn nên tìm hiểu ngay cách xây dựng hệ thống backlink chất lượng (Updating…) này nhé!

6.1.3. Đo lường hiệu quả hệ thống link với công cụ

Để đánh giá xem hệ thống backlink của bạn có hoạt động tốt hay không thì cách duy nhất là bạn cần phải theo dõi và đo lường các chỉ số của nó.

Dưới đây sẽ là một số tiêu chí mà bạn cần lưu ý để đo lường hiệu quả hệ thống link của mình:

  • Tổng số lượng backlink
  • Chất lượng của nội dung liên kết so với đối thủ
  • Chất lượng của từng backlink

Sử dụng công cụ đo lường backlink (Updating…) là cách tốt nhất giúp bạn thao tác nhanh chóng và phân tích chính xác mạng lưới backlink của mình. Một số công cụ mà bạn có thể tham khảo:

Đo lường hiệu quả backlink
Đo lường hiệu quả backlink
  • Majestic SEO
  • Ahrefs
  • Open Site Explorer
  • Google Search Console
  • SEMrush
  • Backlink Watch

Nếu traffic website của bạn tăng lẹt đẹt, bị Google cảnh báo mà bạn không tìm ra được nguyên nhân vì đâu, trong khi số lượng backlink bạn đi rất lớn. Đó là do bạn chưa thật sự có chiến lược đi backlink đúng đắn và chưa biết cách đánh giá chất lượng backlink của mình. Bạn cần học ngay cách đo lường hiệu quả của hệ thống backlink (Updating…) chi tiết để khắc phục, cải thiện mạng lưới liên kết của mình nhé!

6.2. Tổng quan về SEO social

SEO social là gì? Và nó giúp gì cho quá trình SEO đẩy website lên top Google?

SEO social là hoạt động bạn tối ưu hóa nội dung của mình trên mạng xã hội để đảm bảo rằng người dùng có thể tìm thấy nội dung của bạn thông qua mạng xã hội chứ không phải qua Google.

Công việc của SEO social cũng tương tự như việc SEO web. Bạn sẽ phải xây dựng nội dung và tạo liên kết cho nội dung bài viết và trỏ đến website của bạn. Từ đó chúng ta vẫn có thể đo lường được tỷ lệ nhấp, traffic, tỷ lệ chuyển đổi mà social đem lại cho website của chúng ta.

SEO social

Hãy lựa chọn những trang mạng xã hội có độ trust cao và nhiều người dùng như Facebook, Instagram hay Twitter. Và để tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội hơn bạn cần lưu ý chỉn chu về profile, mỗi nội dung mình đăng tải và tương tác với họ nhiều hơn.

Bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn về SEO social (Updating…) và cách SEO social hiệu quả để kéo từ khóa lên top và tránh những vi phạm nghiêm trọng nhé!

6.3. Tổng quan về SEO local

SEO local là quá trình tối ưu hóa vị trí cho doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, Google sẽ dựa trên tìm kiếm của người dùng và vị trí của họ để xác định xem có ưu tiên hiển thị kết quả của bạn cho họ hay không. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa, Google sẽ ưu tiên hiển thị cho họ những kết quả tìm kiếm có vị trí gần với họ nhất.

Đồng thời SEO local cũng sẽ khai báo cho Google biết rằng doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp thực và có vị trí cửa hàng, cơ sở cụ thể. Nhờ đó mà Google sẽ đánh giá độ uy tín hơn cho Website.

SEO local là gì
SEO local là gì

Nếu bạn đang loay hoay không biết làm thế nào để SEO local hiệu quả, để trang của bạn được xuất hiện trên bản đồ người dùng, hãy tham khảo ngay những tips SEO local (Updating…) mà 99% người làm SEO chuyên nghiệp vẫn áp dụng:

  • Tối ưu hóa hình ảnh của doanh nghiệp, thương hiệu.
  • Đưa từ khóa vào địa chỉ liên kết, thẻ tiêu đề và mô tả.
  • Đảm bảo thông tin liên lạc bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp trên website.
  • Cài đặt Google Map cho website để người dùng dễ tìm thấy.
  • SEO local bằng cách sử dụng Google My Business.
  • Liên kết các trang mạng xã hội và đăng nội dung lên Google My Business.
  • Đăng ký thông về doanh nghiệp lên social hoặc các công cụ tìm kiếm khác.
  • Luôn kiểm tra hoạt động của SEO local.
  • Đảm bảo website của bạn cũng phải được tối ưu trên thiết bị di động.
  • Xây dựng các backlink chất lượng.

SEO local là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO nào cho các doanh nghiệp địa phương. Nếu bạn có mặt tiền cửa hàng hoặc khu vực kinh doanh, SEO local sẽ phát huy vai trò cực lớn là giúp người dùng dễ dàng tìm thấy bạn hơn.

Và mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nữa nếu bạn biết cách sử dụng Google Business để SEO local (Updating...)

Tóm lại, trong quá trình SEO offpage, bạn cần lưu ý 3 vấn đề quan trọng đó là xây dựng hệ thống backlink chất lượng, tăng cường chia sẻ trên mạng xã hội và tối ưu hiển thị vị trí của website cho Google. Hãy đào sâu tìm hiểu kĩ hơn từng vấn đề để có thể thực thi SEO offpage hiệu quả nhé!

7. SEO Audit và cách SEO Audit hiệu quả

7.1. SEO Audit là gì?

SEO Audit hay còn gọi là quá trình kiểm toán SEO. Đó là quá trình mà bạn sẽ kiểm tra lội và phát hiện ra toàn bộ vấn đề khiến website của bạn mãi chưa thể lên top tìm kiếm của Google.

SEO Audit là gì
SEO Audit là gì

Nếu công việc này không được tiến hành thường xuyên, bạn sẽ không thể tìm ra vấn đề ảnh hưởng đến quá trình SEO của bạn để khắc phục kịp thời. Bạn có thể mất đi lượng truy cập, mất đi lợi thế cạnh tranh với đối thủ, hoặc có thể sẽ phải đối mặt với các hình phạt của Google.

7.2. Tổng hợp các chỉ số cần chú ý để đo lường hiệu quả SEO

Trước khi tiến hành SEO Audit, bạn cần biết về một số chỉ số quan trọng để bạn có thể phân tích những dữ liệu này và phát hiện ra vấn đề mà website đang gặp phải.

Mình sẽ liệt kê một vài chỉ số quan trọng ở đây:

  • Organic traffic
  • Thứ hạng từ khóa
  • Search visibility (phần trăm nhấp chuột)
  • Traffic value (số tiền bạn sẽ phải trả nếu muốn nhận được cùng một lượng traffic  của từ khóa)
  • Lượng chuyển đổi Organic traffic
  • Referring domains
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
  • Tỷ lệ thoát trang (bounce rate)
  • Thời gian dừng trên trang (Dwell time)

Và rất nhiều chỉ số đo lường hiệu quả SEO (Updating…) nữa mà bạn nên tập dần cách làm quen và đọc chúng để tránh trường hợp bạn không hiểu chỉ số này đại diện cho cái gì, vì sao nó thấp vì sao nó cao, và nên làm gì để cải thiện những chỉ số đó.

7.3. Quy trình SEO Audit theo các bước

SEO Audit không chỉ đơn giản là việc bạn đọc dữ liệu và phân tích ra vấn đề, mà đó là cả một quy trình dài hơi với các bước bài bản. Bạn nên theo sát quy trình 18 bước mà mình cung cấp dưới đây để thực hiện được quá trình SEO Audit hoàn chỉnh nhé:

  • Định vị lại thứ hạng của bạn trên SERP và phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Check lỗi trùng lặp của trang.
  • Check lại những đường link URL đã được index.
  • Check xem website của bạn có đang vi phạm Nguyên tắc về chất lượng quản trị trang web của Google hay không.
  • Phân tích tốc độ tải trang của website.
  • Kiểm tra lại độ an toàn của trang website xem đã đảm bảo thiết lập bằng HTTPS chưa.
  • Kiểm tra lại mức độ thân thiện của Website trên thiết bị di động.
  • Phân tích và giải quyết các vấn đề lập chỉ mục khác.
  • Xem xét xem website của bạn đã đảm bảo trải nghiệm người dùng chưa.
  • Kiểm tra các yếu tố SEO onpage trên trang.
  • Sửa lại toàn bộ những liên kết hỏng.
  • Đảm bảo các sitemap của bạn có URL chính xác và loại bỏ những sitemap không cần thiết.
  • Kiểm tra chuyển hướng giữa các trang.
  • Khắc phục những lỗi trùng lặp nội dung của trang.
  • Kiểm tra tìm ra và loại bỏ những nội dung mỏng, nội dung kém quan trọng và vô nghĩa trên trang.
  • Khắc phục những trang web không có liên kết chỉ tới hoặc liên kết tới các trang khác.
  • So sánh nội dung của bạn với những nội dung trên top tìm kiếm và tìm ra vấn đề để cải thiện.
  • Kiểm tra hệ thống backlink của trang.

Một checklist rất nhiều bước SEO Audit cần thực hiện đúng không nào? Bài viết này không thể đi sâu chi tiết để hướng dẫn bạn hoàn thiện từng bước được. Vậy nên bạn hãy tham khảo bài viết sâu hướng dẫn SEO Audit từ cơ bản đến nâng cao Tại đây (Updating…) nhé!

7.4. Tổng hợp các công cụ check SEO uy tín

Hỗ trợ đắc lực cho quá trình SEO Audit, top 10 công cụ kiểm tra website chuẩn SEO sau đây đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy tìm hiểu chi tiết và xem đâu là công cụ tối ưu nhất dành cho bạn nhé!

  • Hubspot Website Grader
  • Google Search Console
  • Google Analytics
  • Google Trend
  • Ahrefs
  • KWFinder
  • SpyFu
  • ContentKing
  • Bing Webmaster
  • SEOquake

Nếu bạn chăm chú đọc từ đầu bài viết xuống đến đây, bạn cũng đã dần trở nên quen thuộc với một vài cái tên công cụ quen thuộc như Ahrefs, Google Analytics hay Google Search Console rồi đúng không. Đây là 3 công cụ mình đánh giá cao nhất trong việc hỗ trợ đánh giá website và làm SEO.

Nếu bạn chuẩn bị trở thành một SEOer chuyên nghiệp thì hãy tập đầu tư vào 3 công cụ này đi nhé, nó sẽ giúp bạn giải quyết mọi bài toán nan giải, phân tích đối thủ, phân tích insight khách hàng và phân tích chính hiệu quả website của bạn đấy.

Kết luận

Mình hy vọng bạn đã đọc đến những dòng cuối cùng này của bài viết và ghi chép lại cẩn thận những nội dung quan trọng. Về cơ bản, qua bài viết này, mình muốn cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về SEO để bạn tự trả lời được những câu hỏi:

  • SEO là gì?
  • Làm SEO là làm gì?
  • Làm SEO cần phải trải qua quy trình như thế nào?
  • Cách để thực hiện và giải quyết từng mấu chốt vấn đề trong SEO?
  • Và nắm được những công cụ hay nhất phục vụ cho quá trình làm SEO của bạn.

Để phục vụ cho quá trình học và thực thi hiệu quả công việc, mình xin gửi tặng bạn Trọn bộ tài liệu SEO được đặc biệt chuẩn bị bởi chuyên gia SEO lâu năm trong ngành của Digifox. Bạn có thể tải xuống ngay Tại đây (Updating…) nhé!

Picture of Nguyệt Phạm
Nguyệt Phạm
Xin chào, tôi là Nguyệt Phạm, hiện đang là Content Marketing Leader tại Digifox. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing tại nhiều mảng như Thời trang, Nội thất, Đồ gia dụng, Làm đẹp,..., tôi sẽ dùng kiến thức và trải nghiệm của mình để chia sẻ cho bạn, giúp bạn nâng cao kiến thức, cũng như kỹ năng chuyên môn về Content Marketing nói riêng và Digital Marketing nói chung.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Phát video
Phát video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart
Sign in

No account yet?