Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Title là gì

Title là gì? Bật mí 8 cách viết Title chuẩn SEO lôi cuốn người dùng

Table of Contents

Title là gì? Có thể nói nó là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ click vào website của người dùng. Nhưng bạn còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu và sáng tạo Title thật cuốn hút. Tôi sẽ thông qua bài viết này giúp bạn dần tháo gỡ những khúc mắc và áp dụng được ngay những kiến thức này vào thực tế công việc.

1. Title là gì?

Title (thẻ tiêu đề) là thẻ siêu HTML đóng vai trò là tiêu đề cho trang web. Nó hiển thị cùng với Meta Description (thẻ mô tả) trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm của Google. Title sẽ mô tả ngắn gọn, cụ thể nhất chủ đề của trang/ bài viết để cả người dùng và Google đều có thể đọc hiểu được.

Tìm hiểu thêm về Meta Description Tại đây

Ví dụ trực quan cho bạn dễ hiểu:

  • Định dạng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP)

Title là gì

Nó hiển thị dưới dạng một đường liên kết gán cho một đoạn văn bản. Bạn nhìn thấy đoạn chữ xanh nổi bật thì nó chính là Title tôi đang nói tới. Khi bạn click vào dòng chữ này, bạn sẽ được điều hướng vào trang/ bài viết của nó. Từ đó bạn sẽ khám phá được những thông tin chi tiết ở bên trong.

  • Thẻ Title dưới đoạn mã code HTML:

<head>

<title>Title là gì? Bật mí cách viết Title chuẩn SEO</title>

</head>

Ngoài vị trí hiển thị thường thấy trên trang kết quả tìm kiếm của Google thì Title còn hiển thị ở trên social và đầu mỗi trình duyệt.

  • Title hiển thị trên social:

Title hiển thị trên social

  • Title hiển thị trên đầu trình duyệt:

Title hiển thị trên đầu trình duyệt

Việc hiển thị tiêu đề ở đầu trình duyệt sẽ rất thuận tiện trong trường hợp bạn phải mở quá nhiều Tab. Bạn có thể nhanh chóng tìm được Tab bạn cần mà không cần click hẳn vào trang mới biết được đó có phải trang bạn đang tìm hay không.

Ở đây có một lưu ý quan trọng tôi phải nhấn mạnh: Nhiều bạn vẫn đang hiểu nhầm Title và Heading 1 của bài viết là một.

Title là tiêu đề của một trang hoặc một trang con, còn Heading 1 là tiêu đề của một bài viết. Có sự nhầm lẫn như vậy bởi trình WordPress thường mặc định nếu bạn không có chủ đích chỉnh sửa thì Heading 1 là Title. Chúng thường có nội dung giống nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉnh sửa cho nội dung của Title và Heading 1 khác nhau, bạn sẽ thấy rõ: Title sẽ hiển thị trên SERP và đầu trình duyệt, trong khi Heading 1 chỉ hiển thị ở đầu của bài viết.

Title khác với Heading 1

Title khác với Heading 1

Để nắm thêm thông tin về các thẻ Heading, tìm hiểu Tại đây.

2. Tầm quan trọng của Title với thứ hạng của trang

2.1. Một trong những yếu tố quyết định sự lựa chọn của người tìm kiếm

Đặt ra một tình huống thế này: Bạn có dám nhận một gói hàng được bọc kín mít từ một người lạ hay không? Tôi cá là chẳng ai dám nhận khi không biết bên trong gói hàng đó là gì. Biết đâu là vài gói mai thúy, một quả bom hay vật cấm nào đấy. Lớ ngớ lại ăn cơm nhà nước như chơi ấy chứ.

Đưa tình huống này vào hoàn cảnh tương tự: Bạn có muốn đọc một bài viết mà không được biết trước nội dung của nó là gì hay không?

Câu trả lời là không. Vậy nên Title rất quan trọng, là yếu tố bắt buộc phải có. Nó sẽ giải mã cho bạn biết “nội dung bên trong” đằng sau tiêu đề này là gì.

Người tìm kiếm nhờ đó có thể lựa chọn được kết quả tìm kiếm mà họ đang mong đợi. Tuy nhiên giữa hàng ngàn kết quả tìm kiếm ngoài kia, làm thế nào để người dùng có thể tìm thấy và chọn bạn thì còn tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Tiêu đề phải đáp ứng các tiêu chí chuẩn SEO để tăng cơ hội xuất hiện trên trang đầu tìm kiếm và phải có nội dung lôi cuốn tăng tỷ lệ nhấp chuột của người dùng.

Nếu bạn chưa có cái nhìn tổng quan về SEO, hãy tìm hiểu thêm ở bài viết SEO – Chìa khóa vàng giúp Website lên Top 1 Google

Tham gia ngay khóa học Khóa học Bí kíp SEO – Vũ khí leo rank trên công cụ tìm kiếm

2.2. Ảnh hưởng đến thứ hạng Website trên công cụ tìm kiếm

Title là một trong những yếu tố SEO quan trọng, tác động đến thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm. Bởi, Title sẽ quyết định có bao nhiêu người click vào trang của bạn. Tỷ lệ click (CTR) này càng cao thì sẽ ghi điểm ấn tượng hơn với Google.

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, dù chỉ là xuất hiện vài ba giây nhưng nó sẽ thúc đẩy đối tượng mục tiêu đưa ra những quyết định quan trọng. Bạn thực sự không nên coi nhẹ Title và làm nó tốt ngay từ đầu!

3. Tối ưu thẻ Title kích thích gia tăng tỷ lệ click

Làm thế nào để Title phát huy được hết công lực của nó? Sẽ có một số nguyên tắc nhất định mà tôi chuẩn bị đề cập tới đây bạn cần biết để tối ưu thẻ Title của mình tốt nhất. Từ đó, sẽ quyết định một phần vị trí của website trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google

3.1. Đảm bảo độ dài cho thẻ tiêu đề

Google giới hạn số lượng ký tự hiển thị của một tiêu đề. Về cơ bản thì bạn viết tiêu đề của mình dài bao nhiêu chẳng được. Tuy nhiên Google sẽ chỉ đảm bảo hiển thị cho bạn đến một số lượng ký tự nhất định thôi, phần còn lại sẽ tự động biến thành dấu “…”. Bạn cố gắng viết dài thì sẽ chỉ thiệt mình mà thôi.

Bạn sẽ không muốn những phần nội dung quan trọng nhất mình muốn thể hiện ra lại bị dấu “…” chết tiệt kia giấu đi đúng không?

Số lượng ký tự Google cho phép hiển thị rơi vào khoảng 65-70 ký tự (bao gồm cả khoảng trắng).

Nếu bạn đang đặt câu hỏi sao không có giới hạn chính xác vậy? Thì nó còn tùy thuộc vào độ rộng của chữ nữa.

Ví dụ trong tiêu đề bạn sử dụng nhiều những chữ cái như w, o, x, m thì nó sẽ tốn nhiều diện tích hiển thị, nên số ký tự cho phép sẽ ít hơn. Còn nếu tiêu đề dùng nhiều những chữ như i, l, j, t thì lại có nhiều diện tích cho tiêu đề.

Tiêu đề ít ký tự

57 ký tự cho tiêu đề

Tiêu đề nhiều ký

Trong khi tiêu đề này được phép hiển thị 71 ký tự

Vậy nên, bạn cũng cần nên tránh viết in hoa cho toàn bộ tiêu đề và thay vì sử dụng dấu “-” bạn có thể đổi thành dấu “|” để tiết kiệm được diện tích.

3.2. Sử dụng từ khóa chính một cách khôn khéo

Với một ví trí hiển thị tốt mà tiêu đề sở hữu thì chúng ta nên đem những gì quan trọng nhất, thu hút nhất thể hiện ra. Vậy thì làm sao bỏ quên được từ khóa?

Từ khóa

Từ khóa

Từ khóa xuất hiện ở tiêu đề sẽ quyết định khi nào người dùng tìm thấy bạn.

Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm với từ khóa “sữa rửa mặt da dầu”

Google sẽ chỉ ưu tiên hiển thị ở những trang đầu những tiêu đề có chứa cụm từ khóa “sữa rửa mặt da dầu” hoặc những từ khóa liên quan đến sữa rửa mặt/ da dầu.

Điều này giải thích cho việc vì sao từ khóa lại đóng vai trò quan trọng trong SEO như thế. Nó là mối liên kết điều hướng người dùng tìm thấy kết quả họ mong muốn. Nên là câu chữ bay bổng văn thơ lai láng thế nào tùy bạn nhưng phải đảm bảo từ khóa chính.

Vậy thì nên sử dụng từ khóa thế nào cho đúng cho chuẩn?

  • Từ khóa nên nằm ở ngay đầu

Google rất “khoái” và “nhạy” với những tiêu đề có từ khóa được hiển thị ngay ở đầu. Điều đó xuất phát từ thói quen của người dùng: đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Một lý do khác đó là nếu bạn đặt từ khóa ở đầu thì sẽ không cần lo bị che mất trong trường hợp tiêu đề quá dài.

  • Không lạm dụng từ khóa

Một lời khuyên chân thành và sâu sắc là đừng lạm dụng từ khóa trong bất cứ hoàn cảnh nào, dĩ nhiên với tiêu đề cũng vậy. Khi bạn nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào tiêu đề như ví dụ dưới đây chẳng hạn:

VD: Điện thoại, điện thoại chính hãng, điện thoại giá rẻ

Nó sẽ tạo ra trải nghiệm không tốt cho người dùng, hơn nữa việc thêm nhiều từ khóa cũng là điều không cần thiết. Google sẽ đọc được điều đó và bạn có thể sẽ gặp rắc rối lớn.

Có rất nhiều thứ liên quan đến từ khóa, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả. Bạn nên tìm hiểu, áp dụng nhiều hơn, và bắt đầu tối ưu tốt nó ngay từ tiêu đề là việc bạn cần làm.

3.3. Nội dung liên quan

Đặt tiêu đề có nội dung liên quan đến nội dung chính của trang/ bài viết

Tiêu đề phải liên quan đến nội dung

Đây tưởng chừng là việc đơn giản nhất nhưng vẫn có những marketer mắc sai lầm. Việc cung cấp mội nội dung không thể hiện được những giá trị mà tiêu đề gợi mở, đó là một lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến thứ hạng trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.

Bạn có nghĩ đến hậu quả này chưa?

Bạn đặt một tiêu đề thật nổ, người dùng mong chờ một cú đột phá. Nhưng khi vào xem nội dung chính, bạn không đưa ra được những thông tin mà họ hy vọng, họ thoát trang.

Chớ vội vui mừng khi tiêu đề của bạn kéo được tỷ lệ click tăng, bạn sẽ nhanh chóng ôm đau đớn khi tỷ lệ thoát trang cũng tăng theo nếu không chú ý đến vấn đề này.

3.4. Đảm bảo mỗi trang là một tiêu đề riêng biệt

Google sẽ không ưu tiên bất cứ nội dung nào trùng lặp hoặc đã xuất hiện trên những website khác trước đó. Tiêu đề cũng không ngoại lệ. Việc đặt tiêu đề riêng cho mỗi trang sẽ cho Google thấy bạn có thể cung cấp những giá trị độc nhất.

Vì thế, bạn cần phải đảm bảo mỗi trang phải có một tiêu đề riêng biệt. Có thể có cùng một nội dung nhưng hãy biến đổi câu từ đi.

3.5. Tận dụng tên thương hiệu

Vị trí hiển thị của tiêu đề là một vị trí “đắc địa” để bạn quảng bá cho thương hiệu của mình.

Bằng cách nào ư? Đó là thể hiện ngay tên thương hiệu của mình trong tiêu đề của bài viết. Thông thường tên thương hiệu sẽ được các nhãn hàng đặt ở cuối tiêu đề để tránh chiếm vị trí tốt nhất cho từ khóa chính và nội dung chính.

Tận dụng tên thương hiệu trong Title

Tận dụng tên thương hiệu trong Title

Và sẽ tuyệt hơn nếu bạn đã xây dựng được một thương hiệu vững mạnh, có tiếng. Nó sẽ làm tăng thêm sự uy tín và tỷ lệ người dùng chấp nhận click vào trang web sẽ cao hơn.

4. Làm thế nào để có một Title chất lượng hơn?

Ở phần 3, tôi đã đưa ra một số tiêu chí bạn cần hoặc nên phải đảm bảo để tiêu đề của bạn ghi điểm ấn tượng với Google. Còn ở phần này, tôi sẽ mách cho bạn một số mẹo để làm hài lòng người dùng Internet với một tiêu đề chất lượng.

4.1. Tận dụng sâu sắc các Emotional word

Emotional word có thể được hiểu đơn giản là những từ ngữ tác động, kích thích mạnh vào cảm xúc của người dùng, từ đó thúc đẩy họ thực hiện các hành động mà bạn mong muốn.

Dựa trên “insight” của người dùng, tôi sẽ gợi ý cho bạn một số ví dụ điển hình mà bạn có thể áp dụng thực hành ngay lập tức!

  • Sử dụng cụm từ “MIỄN PHÍ”: Hai từ này đặc biệt có sức nặng đối với bất kỳ ai. Nếu bạn áp dụng được vào tiêu đề thì tôi tin chắc bạn sẽ thấy data của mình nhảy ầm ầm trên công cụ đo lường.

Sử dụng cum từ "Miễn phí"

  • Những từ ngữ gây sự tò mò: Bí mật, Bật mí, Bí quyết, mới, độc, lạ, hiếm, không dễ tiết lộ, có một không hai, ngàn năm có một, chưa từng được chia sẻ, chưa có trước đây, không ai cho biết, không ai muốn bạn biết…

Meta Title nên sử dụng từ ngữ gây tò mò

  • Sử dụng những cụm từ có tính so sánh: gấp n lần, hơn cả, không sánh bằng,…

Meta Title nên sử dụng so sánh

  • Đánh vào sự tham vọng của người dùng: làm giàu trong x tháng, sở hữu trọn bộ, cơ hội chỉ có 1,…

Meta Title đánh vào tham vọng của người dùng

Bạn có thể tham khảo thêm Trọn bộ Emotional Word Tại đây

4.2. Làm nổi bật GIÁ TRỊ hơn TÍNH NĂNG/ ĐẶC ĐIỂM

Hãy tập trung vào giá trị lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ cung cấp, chứ không phải là những đặc điểm của chúng

Đây là tất cả những gì tôi muốn nói trong phần này. Tại sao tôi muốn nhấn mạnh vào “GIÁ TRỊ” hơn là “TÍNH NĂNG/ ĐẶC ĐIỂM”.

Trước hết thì hãy cùng nhau đặt một câu hỏi: Bạn sẽ bị thuyết phục hơn bởi tiêu đề nào trong 2 tiêu đề sau?

  • Điểm tên 3 loại chảo làm từ gang hot nhất năm 2022 tại siêu thị nội thât ABC
  • Điểm tên 3 loại chảo gang giúp món ăn chuẩn vị ngon, tiết kiệm thời gian nấu gấp 2 lần.

Thực hiện khảo sát nhanh chóng số lượng 200 bạn bè, tôi nhận về được 92% lựa chọn tiêu đề số 2.

Đơn giản, họ cảm thấy tiêu đề số 2 giúp họ nhìn thấy giá trị mà họ nhận được từ sản phẩm và dịch vụ. Còn tiêu đề thứ 1 chỉ nhấn mạnh vào “cái mác” của sản phẩm.

Vậy cách dễ nhất để viết tiêu đề đi sâu vào giá trị ở đây là gì?

Nếu bạn cứ bị mải đắm chìm trong “TÍNH NĂNG/ ĐẶC ĐIỂM”, vậy thì có 2 cách giúp bạn thoát ra khỏi cái bẫy đó:

  • Chuyển tính năng, đặc điểm của sản phẩm thành giá trị

Ví dụ: Với sản phẩm nệm ngủ cao cấp

Tính năng: Nệm lò xo 7 vùng nâng đỡ 7 vùng cơ thể

Giá trị: Nệm lò xo giảm triệu chứng đau nhức cơ thể, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ

  • Nêu tính năng, đặc điểm của sản phẩm đi kèm với giá trị

Bạn hoàn toàn có thể vừa nêu tính năng vừa đi kèm giá trị. Công việc này sẽ góp phần giúp người dùng hiểu rõ hơn, nắm được nhiều thông tin hơn về sản phẩm của bạn. Tôi sẽ lại tiếp tục lấy ví dụ ở trên:

Ví dụ: Nệm lò xo nâng đỡ 7 vùng cơ thể giảm đau nhức cho giấc ngủ ngon

Luyện tập nhiều bạn sẽ trở nên thành thạo, nắm được bí quyết này sẽ giúp bạn nhanh chóng chinh phục khách hàng của mình ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

4.3. Đưa những con số vào tiêu đề

Một trong những tiêu chí tối ưu chuẩn SEO mà Google mong muốn là tiêu đề của bạn có thể thể hiện 1 con số. Thật ra, từ “Insight” người dùng, họ cũng thích việc nhìn các con số hơn là con chữ.

Dùng con số trong tiêu đề

Dùng con số trong tiêu đề

Và đây là những trường hợp con số thể hiện sức mạnh của nó trong tiêu đề mà mình có thể gợi ý cho các bạn:

  • Con số thể hiện kết quả của hành động

Ví dụ: Kiếm tiền online tại nhà với nguồn thu nhập 30 triệu/ tháng đơn giản

  • Con số thể hiện tính rõ ràng, chính xác

Ví dụ: Phương pháp cải thiện thị lực được 99% chuyên gia mắt khuyên bạn nên làm

  • Con số thể hiện tính tổng hợp, bao quát giá trị bạn có thể mang lại

Ví dụ: Tổng hợp 10 cách kiếm tiền từ Tiktok mà các Tiktoker không muốn cho bạn biết

  • Con số thể hiện tính cạnh tranh với đối thủ

Cứ xem xét vào chính tâm lý của người dùng, nếu bạn thể hiện được ngay ở tiêu đề rằng bạn có thể cung cấp được nhiều giá trị hơn cho họ so với đối thủ, thì khả năng bạn mời gọi được người dùng là rất cao.

Ví như, bạn cung cấp cho khách hàng 10 cuốn sách hay về Marketing, trong khi đối thủ chỉ có thể cung cấp được 6 cuốn. Thì bạn sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ về mặt số lượng rồi.

Tận dụng sức mạnh của những con số một cách khéo léo là điều mà các Marketer nên cải thiện.

4.4. Sử dụng Call to action

Đặt Call to action (Lời kêu gọi khách hàng hành động) ngay trong Title là một cách thông minh để kích thích khách hàng chuyển đổi.

Cách nhanh nhất để thực hiện một lời kêu gọi hành động là sử dụng các câu mệnh lệnh thúc đẩy hành động của khách hàng như: Dùng thử miễn phí, Nhận ngay ưu đãi, Tải ngay lập tức, Nhận quà ngay, Tải xuống miễn phí…

Tùy vào mục đích bạn muốn khách hàng của mình làm gì, hãy đưa ra một lời kêu gọi hành động hợp lý.

5. Bật mí 8 công thức viết Title cho bài viết cực lôi cuốn, thu hút người dùng

Với kinh nghiệm 3 năm viết content của mình, tôi tự đúc ra được một số công thức viết Title hiệu quả, thu về được hàng ngàn lượt traffic hàng tháng. Bạn có thể tham khảo ở dưới đây nhé!

Công thức ABC: A (Audience) – khán giả, B (Benefits) – lợi ích, và C (Curiosity) – sự tò mò.

Đây là một công thức được rất nhiều các Marketer áp dụng vừa đảm bảo hướng tới đúng khách hàng mục tiêu, vừa đảm bảo mang lại giá trị lợi ích cho đúng khách hàng. Ngoài ra còn đánh trúng tâm lý tò mò ở độc giả, kích thích họ thực hiện hành động.

Ví dụ: 7 Website Cung Cấp Kiến Thức Cho Digital Marketer Không Thể Bỏ Lỡ

A – Digital Marketer

B – 7 Website cung cấp kiến thức

C – Không thể bỏ lỡ

Trong công thức này bạn không nhất thiết phải sắp xếp các thành phần A,B,C theo thứ tự, bạn chỉ cần đảm bảo được 3 yếu tố này trong tiêu đề.

Công thức ROT: R – Result (kết quả), chữ O – Objection (Sự phản đối), T – Time (khung thời gian)

Chữ R ám chỉ kết quả, nghĩa là trong tiêu đề của bạn cần phải thể hiện được kết quả mà khách hàng sẽ nhận được khi mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Chữ O thể hiện sự phản đối hoặc một khó khăn, trở ngại khá phổ biến khiến khách hàng không mua được sản phẩm.

Chữ T chính là khung thời gian mà khách hàng sẽ nhận lại được kết quả tốt sau khi trải nghiệm sản phẩm.

Ví dụ: Da đẹp mịn màng không tốn chi phí đạt hiệu quả chỉ sau 2 tháng

R – Da đẹp mịn màng

O – Không tốn chi phí

T – Chỉ sau 2 tháng

“Cách + <giải quyết vấn đề X>+ với (số) bước đơn giản”

“(Số) bước đơn giản để + <giải quyết vấn đề X>”

Ví dụ:

Cách để xây dựng kế hoạch Content Marketing hiệu quả với 6 bước đơn giản

6 bước đơn giản xây dựng kế hoạch Content Marketing hiệu quả

Số + bí mật/ bí quyết/ công thức/ mẹo/ tips + để + <giải quyết vấn đề X>

Ví dụ: 3 Bí quyết tạm biệt làn da dầu giúp chị em tự tin khoe sắc

Số + bí mật mà + ai đó + sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn

Ví dụ: 3 bí mật nấu nướng mà đầu bếp chuyên nghiệp sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn

TOP/ Tổng hợp + <số> + nội dung chính trong bài viết <từ khóa chính>

Ví dụ: TOP 10 địa chỉ học Digital Marketing uy tín tại Hà Nội

Cảnh báo: <Số> + điều/ thói quen/ nguy cơ/ ….

Ví dụ: Cảnh báo 5 nguy cơ tiềm ẩn của biến chứng cận thị nặng bạn nên biết

Hướng dẫn + <số> + cách/ công thức/ bí quyết + làm gì đó

Ví dụ: Hướng dẫn 7 cách kiếm tiền online nhanh tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu và tự khám phá ra nhiều công thức viết tiêu đề hấp dẫn, lôi cuốn nhưng vẫn đảm bảo đủ các tiêu chí chuẩn SEO mà Google ưu tiên. Để rèn luyện tư duy và kĩ năng viết, bạn có thể tham gia khóa học “7 Ngày làm chủ Content Marketing” hoàn toàn MIỄN PHÍ.

CTA Nhận Ngay

Tổng kết

Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ cho bạn về Title. Mọi thứ đều sẽ trở nên đơn giản nếu bạn hiểu được bản chất của vấn đề đó. Nắm rõ Title, tôi tin rằng bạn sẽ sáng tạo ra thêm nhiều bí quyết hay cho riêng mình để chinh phục khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Nguyệt Phạm
Nguyệt Phạm
Xin chào, tôi là Nguyệt Phạm, hiện đang là Content Marketing Leader tại Digifox. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing tại nhiều mảng như Thời trang, Nội thất, Đồ gia dụng, Làm đẹp,..., tôi sẽ dùng kiến thức và trải nghiệm của mình để chia sẻ cho bạn, giúp bạn nâng cao kiến thức, cũng như kỹ năng chuyên môn về Content Marketing nói riêng và Digital Marketing nói chung.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Chơi Video
Chơi Video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart

Sign in

No account yet?