Mới bước chân vào content SEO sếp đã hỏi biết Meta Description là gì không em? Chưa tiếp cận đến thuật ngữ này bao giờ thì đâu biết gì để đưa ra câu trả lời đúng không?
Vậy thì hãy nâng tầm kiến thức cùng tôi, tôi sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác, chi tiết, đầy đủ nhất của sếp bạn: Meta Description là gì?
1. Meta Description là gì?
Thẻ Meta Description hay còn được gọi đơn giản là thẻ mô tả, là một thẻ HTML xuất hiện ngay bên dưới tiêu đề và URL trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó đóng vai trò mô tả ngắn gọn nội dung của bài viết. Từ đó người dùng Internet và công cụ tìm kiếm có thể hiểu được bài viết đó sẽ nói về nội dung gì.
Thông qua Meta Description, người dùng Internet có thể lựa chọn được những kết quả mà họ mong muốn, phù hợp với yêu cầu của bản thân.
Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn có hình dung rõ hơn về Meta Description:
- Thẻ mô tả hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP)
- Thẻ mô tả dưới dạng mã code HTML
<head>
<meta name = “description” content = “Sữa tắm Cottage Pháp chính hãng xách tay, đặc biệt thơm lâu với hương thơm quý phái nhẹ nhàng, an toàn tuyệt đối cho làn da của bạn. Tốt cho cả nam và nữ.”> </head>
2. Vai trò to lớn của Meta Description với SEO có thể bạn đang bỏ qua
Giống như đi chọn đào giữa một chợ đào với nhiều loại khác nhau. Bạn muốn biết loại nào ngọt, loại nào chua, loại nào giòn, loại nào mềm, có sâu hay không. Cách mà bạn có thể làm dự đoán trước kết quả thông qua những tiêu chí “bên ngoài”.
Chẳng hạn như bạn có thể thử đánh giá qua màu sắc quả đào, kích cỡ, nắn thử độ mềm hoặc qua lời mời chào, đánh giá của người bán hay người mua hàng khác.
Meta Description cũng giống như những tiêu chí thu hút “bên ngoài” đó. Vậy yếu tố đầu tiên quan trọng nhất đó là:
2.1. Thu hút lượng truy cập lớn của người dùng vào website
Google là một “miếng đất màu mỡ” với tỷ lệ cạnh tranh cao ngút trời. Vậy làm thế nào để bài viết của bạn trở thành ngôi sao sáng chiếm lĩnh được vị trí sáng giá nhất trên trang tìm kiếm của Google đây?
Quay lại về việc chọn đào, muốn trở thành hàng đào bán chạy nhất, nhiều người ghé thăm nhất, trước tiên đào của bạn phải có lợi thế hơn về “mã” đã. Bên ngoài có chất lượng mới có hứng thú thưởng thức “nội dung bên trong”.
Vậy nên khi người dùng Internet dạo chơi giữa hàng ngàn kết quả tìm kiếm ngoài kia, nếu bạn có mô tả hấp dẫn, lôi kéo được người dùng truy cập. Bạn thắng! Chưa biết nội dung bên trong bài viết của bạn có chất lượng hay không nhưng bạn đã thành công trong việc tăng tỷ lệ CTR (Click through rate – tỷ lệ click) cho website của mình.
2.2. Google đọc hiểu được nội dung của bài viết
Năm 2009, Google đã chính thức tuyên bố thẻ Meta Description không ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết trên kết quả tìm kiếm của Google.
Nhưng nó lại ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR cho website từ đó cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Đồng thời, việc cung cấp thẻ mô tả cho Google giúp Google đọc hiểu tốt hơn nội dung bài viết của bạn. Meta Description không tác động trực tiếp đến Google Ranking nhưng sẽ tác động gián tiếp.
Cho nên, đừng dại gì mà tự nhiên bỏ qua một cơ hội marketing hời như thế này!
2.3. Tăng trải nghiệm người dùng
99% Meta Description sẽ “hack” trước một số thông tin bài viết mà bạn muốn truyền tải, thậm chí là nội dung đặc sắc nhất nhưng theo kiểu “nửa vời”. Mục đích là để cho bạn tò mò muốn vào xem.
Đây chính là vai trò quan trọng của nó, thẻ mô tả sẽ giúp người dùng cơ bản nắm được liệu rằng đây có phải nội dung họ muốn xem không? Nếu không phải họ sẽ nhanh chóng bỏ qua để không phí thời gian vô ích.
Vậy nên, bài viết của bạn có chất lượng 10 nhưng thẻ mô tả chỉ nói được 1 thì bạn cần điều chỉnh lại ngay kẻo mất khách hàng oan.
Nhưng bạn cũng đừng có “bịp” khách hàng của mình. Nội dung bạn có 5 mà bạn mô tả lên tới 10 thì tỷ lệ thoát trang ngay lập tức của khách hàng rất cao. Và kết quả là thứ hạng website sẽ tụt thảm hại đấy nhé!
Nói tóm gọn lại, meta description là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ CTR cho website, góp phần nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Tôi khuyên bạn ngoài việc đầu tư vào chất lượng bài viết thì hãy tính kế thu hút khách hàng ngay từ những câu chữ đầu tiên hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Tránh việc chẳng ai muốn ngó vào website của bạn để khám phá nhé!
3. Viết Meta Description chuẩn SEO trên công cụ tìm kiếm
Hiểu được Meta Description là gì rồi, hiểu được những lợi ích mà nó đem lại rồi. Vậy thì vào việc chính, tôi sẽ giúp bạn nắm được các tiêu chí viết Meta Description chuẩn SEO.
3.1. Đảm bảo độ dài tối đa, tối thiểu
Trước tiên về mặt kỹ thuật, để hiệu quả tối ưu được cao nhất trên công cụ tìm kiếm, Meta Description chỉ nên có độ dài khoảng 150-160 ký tự. Có những công cụ tối ưu chuẩn SEO như Rank Math giới hạn ký tự chỉ ở 150-155.
Đó là do Google chỉ có thể cho phép hiển thị tối đa số ký tự trong khoảng này. Vượt quá số lượng cho phép thì Google sẽ tự động cắt. Vậy nên nếu bạn không muốn Google cắt bớt những ý quan trọng trong phần mô tả thì hãy lưu ý điểm này nhé.
3.2. Từ khóa chính – yếu tố không thể thiếu
Trong phần nội dung của thẻ Meta Description thiếu gì thì thiếu chứ nhất định phải đảm bảo từ khoá chính.
Thông thường từ khoá chính sẽ được in đậm trên kết quả hiển thị tìm kiếm của người dùng. Từ khoá này được khuyến khích nằm ở ngay vị trí đầu tiên hoặc nằm càng gần đầu càng tốt.
Từ khoá sẽ là yếu tố giúp cho Google và người dùng nắm được chủ đề nội dung bài viết muốn hướng tới. Đây là câu trả lời cho việc vì sao nó quan trọng.
Tìm hiểu thêm về Từ khóa Tại đây.
3.3. Đảm bảo nội dung mô tả của bạn là độc nhất
Google kỵ nhất là việc sao chép nội dung. Nên điều quan trọng phải nhấn mạnh là không được trùng lặp nội dung trong thẻ mô tả.
Nếu còn nghi ngờ về thông tin này, bạn hãy thử vi phạm vài lần, Google sẽ cho website của bạn vào danh sách đen và đánh spam ngay lập tức.
Nói riêng về yếu tố kỹ thuật, thẻ meta description của bạn nếu đảm bảo được 3 yếu tố trên thì tôi chắc chắn thẻ mô tả của bạn đã được tối ưu tốt.
Thế nhưng cũng phải nói, đảm bảo 3 yếu tố trên thôi là chưa đủ. Điều bạn cần để tạo ra một thẻ meta description thật sự chất lượng là chú ý đến chất lượng nội dung, và khôn khéo sử dụng mẹo đánh trúng insight người dùng Internet.
Tôi sẽ tiếp tục nói về điều này ở ngay phần dưới đây.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Cách để thêm Meta Description chuẩn SEO trên WordPress Tại đây.
Xem thêm bài viết liên quan: SEO – Chìa khóa vàng giúp Website lên Top 1 Google
4. Tổng hợp 9 lưu ý giúp Meta Description hút traffic khủng
4.1. Sự ngắn gọn dễ hiểu
Google luôn khuyến khích và đánh giá cao các nội dung ngắn gọn dễ hiểu. Và người dùng Internet cũng vậy.
Với một không gian hẹp, chỉ cho phép bạn sử dụng khoảng 150 ký tự để thu hút người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên, thì hãy đơn giản nó hết mức có thể.
Tốt nhất là bạn nên để cho người dùng biết được ngay nội dung chính mà bài viết của bạn cung cấp, đừng vòng vo, lan man đến những tiểu tiết. Vì nó chẳng có ích lợi gì cả!
Cơ hội đã ít thì chúng ta nên biết tận dụng thế nào để đem về hiệu quả tối đa.
4.2. Không “bịp” khách hàng – đảm bảo nội dung liên quan
Tôi biết có nhiều doanh nghiệp không cố tình lừa gạt khách hàng của mình theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Nhưng biết đâu được, một ngày bạn lại vô tình mắc phải sai lầm này thì sao.
Lý do tôi luôn nhấn mạnh, thẻ mô tả của bạn phải chứa từ khóa chính là vì tôi muốn bạn tập trung vào nội dung chính của bài viết.
Điều này thực sự rất cần thiết, vì nếu như có sự khác biệt quá lớn giữa mô tả và nội dung bài viết thì tỷ lệ thoát trang sẽ tăng vọt. Và Google dĩ nhiên sẽ không bỏ qua.
4.3. Chú ý đến giọng văn
Giọng văn ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của người tiếp nhận thông tin. Và giọng văn cũng là công cụ thể hiện chất riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Hãy cố gắng tạo cảm xúc hứng khởi, tích cực. Đó có thể là một lời mời chào, một lời cam kết, một lời khẳng định. Chỉ cần bạn khiến cho người dùng cảm thấy đủ tin tưởng, đủ thuyết phục thì cũng sẽ tăng thiện cảm hơn.
Như đoạn mô tả trên của Coca-Cola, những cụm từ như “bán chạy hàng đầu”, “tất cả trên mọi người trên thế giới đều yêu thích” đã giúp Coca-Cola ghi điểm ấn tượng hơn về sự uy tín và chất lượng.
4.4. Lời kêu gọi hành động – thúc đẩy hành động người dùng
Làm marketing mà bỏ quên kêu gọi hành động là một thiếu sót lớn. Đừng coi thường sức mạnh của một lời kêu gọi hành động đơn giản.
Hãy kết hợp ngay trong Meta Description những động từ kích thích khách hàng như: Dùng thử miễn phí, Nhận ngay ưu đãi, Tải ngay lập tức,…
Chú ý hãy thúc giục khách hàng nhanh chóng click vào website của bạn thì hiệu quả sẽ càng cao hơn.
4.5. Thể hiện thông số kích thích tỷ lệ click
Con số bao giờ cũng có những sức mạnh kỳ diệu vì nó đem đến sức thuyết phục cao. Nó cho người dùng Internet thấy một kết quả rõ ràng, chính xác và minh bạch.
Nếu bạn đang quảng cáo các sản phẩm về công nghệ, hay tệp đối tượng am hiểu về data thì tốt nhất là hãy áp ngay những con số quyền lực ngay ở phần mô tả. Đơn giản thôi, đó có thể là giá của sản phẩm, số lượng khách hàng mua trung bình/ tháng, mức tiêu thụ sản phẩm/ năm, số giải thưởng đạt được, tỷ lệ người dùng sản phẩm tăng hay giảm,…
4.6. Không sử dụng dấu ngoặc kép trong Meta Description
Chúng ta không nên sử dụng dấu ngoặc kép này trong Meta Description vì nó sẽ vô dụng. Google sẽ tự động cắt bỏ những phần ký tự trong dấu ngoặc kép này.
Nếu bắt buộc phải giữ lại phần nội dung trong ngoặc kép đó thì tôi khuyên bạn nên dùng HTML Entity.
Ngoài con số và chữ ra, bạn hãy tránh hết các ký tự đặc biệt nhé!
4.7. Tận dụng các Emotional word tạo ấn tượng người dùng
Emotional word là những từ/ cụm từ kích thích cảm xúc của khách hàng và khiến họ phải thực hiện hành động ngay lập tức. Và nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung có thể kích thích tạo ra những loại cảm xúc như lo lắng, biết ơn, sôi động, vui vẻ, xúc động và v.v.
Thêm các emotional word đánh vào cảm xúc người dùng ngay ở Meta Description sẽ gây ấn tượng mạnh với họ. Đó có thể là những từ ngữ gây ra sự tò mò “không nên bỏ qua”, “không thể không biết”,… Hay nhấn mạnh vào tính “độc”, “lạ”, “mới” trong nội dung bài viết của bạn.
Tìm hiểu thêm về các Emotional Word tại:
- 28 Emotional Words For Creating The Best Headlines (and why)
- 273 Winning Words for Emotional Copywriting (with Examples!)
4.8. Thu hút với ưu đãi đặc biệt
Tạo ra các ưu đãi tạo phễu marketing thu hút người dùng là một chiến lược thông tin, ngay cả trong việc áp dụng viết Meta Description. Tâm lý chung của mọi người là yêu thích ưu đãi, vì nó mang lại lợi ích cho họ.
Có lý do gì để không thực hiện ngay thủ thuật đơn giản này?
4.9. Thêm các thông tin đặc biệt đi kèm
Nếu bạn chịu khó để ý quan sát các đoạn mô tả trên Google bạn sẽ khám phá ra được rất nhiều những thông tin thú vị được đính kèm như xếp hạng trang, giá sản phẩm, địa điểm, xếp hạng khách hàng,…
Đó cũng là những tiêu chí giúp người dùng Internet bước đầu đánh giá được một phần chất lượng sản phẩm mà bạn chuẩn bị giới thiệu cho họ. Thiết lập chúng ngay trên Meta Description của mình nhé!
Kết lại, có rất nhiều mẹo hay giúp bạn có thể tối ưu thẻ Meta Description của mình để tăng tỷ lệ click vào website nhanh chóng. Thật tốt nếu bạn có thể lập tức áp dụng nó ngay vào công việc của mình. Hãy đầu tư chất lượng vào cả hai mặt nội dung và kỹ thuật nhé!
Tổng kết
Tôi đã vừa giúp bạn đi qua và hiểu được Meta Description là gì? Bạn có thể thấy những lợi ích chất lượng mà nó đem lại đối với website. Nó như một lời nhắc nhở rằng, đừng quên và cũng đừng viết Meta Description một cách hời hợt.
Hy vọng với những lưu ý trên đây, bạn sẽ thu hút được hàng ngàn lượt organic traffic đổ về website của mình!
Tham khảo ngay khóa học “7 Ngày làm chủ Content Marketing” bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về xây dựng nội dung website nói chung và thẻ meta description nói riêng.
Và để tìm hiểu tổng quan hơn về SEO thì bạn nên đăng ký ngay