Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

cách để đo lường hiệu quả

23 số liệu đo lường hiệu quả tiếp thị nội dung chính xác nhất năm 2022

Table of Contents

Theo những khảo sát gần đây, có rất ít các nhà làm marketing biết cách đo lường hiệu quả chiến lược của họ. Với những số liệu mà chúng tôi cung cấp dưới đây hy vọng có thể giúp được marketers kiểm tra xem nội dung tiếp thị của mình có thật sự hữu ích và nhắm đúng đối tượng hay không? Từ đó, họ có thể cải thiện và phân bổ nội dung mang giá trị cao hơn.

1. Số liệu hành vi người dùng

1.1. Pageviews

Pageviews cho phép bạn biết được tổng số lần một trang được xem trên website hay blog của bạn. Số liệu này có thể cho thấy đối tượng của bạn đang quan tâm đến nội dung nào. Số lần xem trang đó càng nhiều chứng tỏ nội dung trên trang đó thu hút họ hơn. 

Google Analytics là công cụ miễn phí tuyệt vời giúp đo lường số lượt xem trang. Bạn chỉ cần truy cập Behavior > Site content > All Pages tab, toàn bộ dữ liệu sẽ được hiển thị, từ đó bạn có thể điều chỉnh lại chiến lược của mình một cách thông minh.

Đo lường Google analystic

(Hình ảnh minh họa)

1.2. Unique Visitors 

đo lường

Unique Visitors là số lượt truy cập một trang cụ thể. Tuy nhiên khác với Pageviews, số lượt truy cập trang chỉ được tính một lần duy nhất dù đối tượng đó có quay lại trang nhiều lần.

Truy cập Overview trên Google Analytics, tùy chỉnh thời gian mà bạn muốn xem. Lúc này, kết quả dữ liệu sẽ hiện ra.

1.3. New and Returning Users 

đo lường

New Users cho biết số lượng người dùng lần đầu tiên truy cập vào trang web của bạn; còn Returning Users là số lượng người dùng đã truy cập vào website của bạn trước đó. Dựa vào dữ liệu giúp bạn tạo ra những nội dung hấp dẫn thu hút khách hàng tiềm năng đồng thời giữ chân khách hàng cũ.

Google Analytics > Audience > Behavior, dữ liệu sẽ được hiển thị như hình ảnh ở phía dưới. (Ở đây, Users với Visitors được hiểu với nghĩa như nhau).

1.4. Page Depth

Page Depth được hiểu là độ sâu của trang, nó cho biết số trang trung bình mà người dùng truy cập vào mỗi phiên. Nó thể hiện được mức độ hấp dẫn nội dung tổng thể mà bạn cung cấp. Nếu số liệu này thấp đó có thể là dấu hiệu nội dung kém. Lúc này bạn cần cải thiện lại nội dung của mình 

Cách đo: Google Analytics – Audience > Behavior > Engagement > trong tab Distribution chọn Page Depth.

1.5. Average Time on Page

Là lượng thời gian trung bình trên trang cho biết người dùng có thật sự đọc nội dung hay chỉ lướt qua nội dung đó. Thời gian trung bình trên trang dưới 30s chứng tỏ nội dung của bạn cung cấp chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của người dùng. Phân tích những bài viết có nội dung được yêu thích, cố gắng tạo ra những nội dung có chất lượng tốt hơn.

Cách xem: Google Analytics > Behavior > Site Content > All Pages

1.6. Bounce Rate

đo lường

Giống những thông số trên, Bounce Rate xác định tính hiệu quả của website, cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi trang mà không xem thêm bất kỳ trang nào khác trong website. 

Nó được xác định bằng tổng lượng thoát/tổng số lần truy cập trong khoảng thời gian nhất định. 

  • Từ 26 – 40%: tỷ lệ thoát ngoài mong đợi
  • Từ 41 – 55%: tỷ lệ thoát tốt
  • Từ 56 – 70%: tỷ lệ thoát khá tốt
  • Trên 70%: tỷ lệ thoát khá tệ

Không phải lúc nào tỷ lệ thoát trang cao cũng xấu và ngược lại, tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của bạn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thoát trang trên trang thương mại điện tử cao thì điều này có thể sẽ khiến bạn bận tâm, bởi khách hàng rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động mua hàng.

Từ Google Analytics vào mục Behavior > Site Content > All Pages

1.7. Pages per Session

Pages per Session cho biết số lượng trang trung bình trong một phiên nhất định, được tính bằng tổng số trang trên tổng số phiên. Số liệu này đo lường nội dung của bạn hấp dẫn như thế nào. Nếu số lượng trang trung bình mỗi phiên cao thì chiến lược nội dung của bạn đủ tốt để thúc đẩy người dùng khám phá thêm các trang khác.  

1.8. Traffic Sources

Một trong những chỉ số quan trọng không thể thiếu khi đo lường hiệu quả của website là traffic sources. Nó được hiểu là những nguồn mà thông qua đó người dùng có thể truy cập vào website của bạn.

Nguồn truy cập vào website cho bạn biết được các kênh tiếp thị nào tốt để tiếp tục đẩy mạnh phân phối nội dung của bạn, còn kênh tiếp thị nào chưa tốt để điều chỉnh lại chiến lược tiếp thị của bạn.

Bên cạnh Google Analytics, bạn cũng có thể sử dụng SEMrush. Bạn chỉ cần truy cập Domain Analytics > Traffic Analytics > Traffic Sources

2. Số liệu tương tác 

2.1. Likes and Shares 

Số lượt thích và chia sẻ biểu hiện nội dung của bạn thu hút như thế nào. Những nội dung cung cấp nhiều giá trị sẽ dễ dàng được chia sẻ hơn. Lượt yêu thích có thể cho thấy nội dung của bạn hấp dẫn, nhưng, nếu nội dung được chia sẻ sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận đến những đối tượng tiềm năng. 

Truy cập Projects > Set up a project > Overview > Engagement trên SEMrush Social Media Tracker 

đo lường số liệu

2.2. Comments

Số lượng bình luận cho biết mức độ tương tác nội dung của bạn. Số lượng bình luận càng cao cho thấy nội dung của bạn càng thu hút.

2.3. Mentions 

Tương tự như Likes, Shares, Comments, Mentions cũng giúp đo lường mức độ tương tác nội dung của bạn. Buzzsumo là công cụ tuyệt vời, bên cạnh việc giúp bạn “giám sát” được đề cập của mình mà còn lọc được đề cập của đối thủ cạnh tranh.

2.4. Re-publications

Tái bạn là khi nội dung của bạn được xuất hiện trên trang web của doanh nghiệp khác, giúp thu hút được nhiều đối tượng khác vào trang web của mình. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng tác giả đó đã thêm liên kết bài viết gốc.

2.5. Incoming Requests

Một lời đề nghị dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều cho thấy nội dung của bạn “đỉnh” và chất lượng như nào.

3. Số liệu kết quả SEO

3.1. Organic Traffic

Organic Traffic là thuật ngữ dùng để chỉ lượng truy cập vào website thông qua công cụ tìm kiếm theo xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để gia tăng lưu lượng truy cập. 

Bạn sẽ nhận được từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên Google Analytics – Acquisition > All Traffic > Channels > xem Organic search

đo lường

3.2. Dwell Time

Dwell Time là khoảng thời gian bạn truy cập vào trang và trở lại trang SERP (Search Engine Result Page trang kết quả tìm kiếm). 

Đây được xem là thông số tốt giúp đánh giá chất lượng nội dung của bạn. Nếu người dùng ở lâu trên trang web của bạn sau khi click vào kết quả tìm kiếm, điều đó đồng nghĩa với nội dung mà bạn cung cấp là hữu ích. Ngược lại, nếu thời gian này ngắn thì bạn cần xem xét lại chiến lược của mình.

3.3. Backlinks

Backlinks là những liên kết được trả về từ websites, blogs, mạng xã hội khác tới trang web của bạn. Nó được xem là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google. Do đó, website của bạn sẽ trở nên uy tin hơn và có cơ hội đạt Top cao nếu có nhiều website khác liên kết với nó.

Bạn có thể tham khảo SEMrush, BuzzSumo để theo dõi số liên kết ngược mà bạn nhận được.

3.4. Từ khóa 

Kiểm tra hiệu quả bài viết với từ khóa mà bạn nhắm đến. Bài viết của bạn chứa bao nhiêu từ khóa nằm  trong top của Google. Hãy đảm bảo bạn theo dõi thứ hạng các từ khóa hàng tháng. Bạn có thể sử dụng SEMrush, Google Search Console để nghiên cứu từ khóa cho nội dung mà bạn sắp sáng tạo.

4. Lợi nhuận công ty 

4.1. Số lượng khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là những người thể hiện sự quan tâm đến những nội dung mà bạn cung cấp. Có rất nhiều cách để bạn thu thập được thông tin của họ như liên lạc, điền thông tin,…

4.2. Khách hàng tiềm năng đã chạm tới

Khách hàng tiềm năng đã chạm tới là những khách hàng tiềm năng được bạn chăm sóc tốt hơn để biến họ thành khách hàng trong quá trình mua hàng.

4.3. Tỷ lệ chuyển đổi 

Tỷ lệ chuyển đổi đơn giản được hiểu là khả năng người dùng chuyển đổi từ lượt tương tác với nội dung, truy cập trên website thành hành động như mua hàng, đăng ký, tải xuống,… Nó được tính bằng số chuyển đổi trên tổng số nhấp.

Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện hiệu quả chiến dịch của bạn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chiến lược tiếp thị của bạn đã nhắm đúng đối tượng.

4.4. Tỷ lệ ROI 

ROI (Return On Investment) là kết quả do đầu tư mang lại. Ở đây, nó được hiểu là phần trăm doanh thu liên quan đến nội dung mà bạn tạo ra. Dựa vào chỉ số ROI, các nhà marketer có thể phân tích mức độ hiệu quả của các công cụ trong chiến dịch tiếp thị nội dung của mình. 

5. Chọn số liệu tiếp thị nội dung có liên quan 

Tập trung vào phân tích các số liệu giúp bạn có được bức tranh toàn bộ và rõ ràng về thành công trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, bạn cần xem xét các số liệu phù hợp với mục tiêu tiếp thị mà bạn đã đề ra trước đó.

Nếu bạn muốn tăng khả năng nhận diện thương hiệu thì số liệu về lượng truy cập mới là cần thiết. Thông qua các số liệu, bạn có thể điều chỉnh lại chiến lược của mình, đánh giá kênh tiếp thị để phân phối nội dung của mình vào các kênh tiếp thị tốt nhất. 

Trên đây là phần mà chúng mình đã tổng hợp lại hi vọng các bạn có thể tích luỹ thêm được những kiến thức để từ đó có thể tạo cho mình một nền tảng vững chắc cho thị trường lao động đầy khó khăn. Và Digifox cũng rất vui khi có thể được sát cánh cùng các bạn trên hành trình chạm tới ước mơ của chính mình.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Chơi Video
Chơi Video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart

Sign in

No account yet?