Lộ trình phát triển nghề nghiệp Marketing cho người trái ngành

[ Webinar #4] Lộ trình phát triển nghề nghiệp Marketing cho người trái ngành

Table of Contents

I. Lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Marketers

1. Về mặt tổng thể, lộ trình phát triển của một người gồm có 5 giai đoạn:

  • 18 –25: Là độ tuổi bắt đầu khám phá, khẳng định bản thân, có cái tôi cao và cá tính riêng biệt

lộ trình phát triển nghề nghiệp ở độ tuổi 18 –25

  • 26 –35: Là độ tuổi vàng trong sự nghiệp, mài dũa, tạo dựng sự nghiệp, học hỏi, phát triển nhiều ở mọi mặt

lộ trình phát triển nghề nghiệp ở độ tuổi 26 –35

  • 36 –49: Là độ tuổi tập trung, duy trì và phát triển và đi sâu vào công việc mà bản thân đã chọn

lộ trình phát triển nghề nghiệp ở độ tuổi 36 –49

  • 50 –55: Chuẩn bị về hưu, độ tuổi mong muốn được ổn định và tôn trọng

lộ trình phát triển nghề nghiệp ở độ tuổi 50 –55

  • 56 –60: Độ tuổi về hưu, hoặc chọn thay đổi cách tiếp cận công việc như buôn bán tại gia đình, là một chuyên gia trong ngành

lộ trình phát triển nghề nghiệp ở độ tuổi 56 –60

2. Lộ trình phát triển nghề nghiệp theo chiều hướng ngang –dọc

a. Cá nhân một người sẽ có 2 chiều hướng phát triển khác nhau:

  • Phát triển theo hướng chuyên gia: Thiên về nghiên cứu, đi sâu vào kiến thức, một ngành nào đó cụ thể, có thể trở thành cố vấn.
  • Phát triển theo hướng quản lý: Có kiến thức tổng quan về ngành, có kỹ năng quản lý, quan sát thúc đẩy để đem lại hiệu quả chung cho công ty

Lộ trình phát triển

b. Xác định ngạch bậc, chức vụ

lộ trình phát triển nghề nghiệp theo từng ngạch

c. Các mức độ hiểu biết

  • Awareness: Về mặt kiến thức và chuyên môn thì đây là mức độ hiểu biết cơ bản
  • Knowledge: Đã có những kiến thức chuyên sâu và có thể giải thích lại vấn đề cho người khác hiểu theo cách mình
  • Skill: Có thể áp dụng kỹ năng, tạo ra hiệu quả trong công việc
  • Master: Đã thông thạo, có kinh nghiệm và xử lý được những vấn đề khó
  • Develop new: Tạo ra được những thứ mới chưa có, dựa trên những hiểu biết chuyên sâu, trải nghiệm của bản thân

II. Quy trình hoạch định chiến lược Marketing

1. Định nghĩa chiến lược

  • Chiến lược là chuỗi những hoạt động được thiết kế, được thực thi để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho tổ chức ( Đỗ Hoà)

Định nghĩa về chiến lược

2. Các cấp độ của kế hoạch

  • Business Operation plan: kế hoạch 1 năm ( ngắn hạn)
  • Business Strategic Plan: kế hoạch 5 năm ( dài hạn)
  • Business Projection Plan: kế hoạch 10 năm ( vision)

3. Hệ thống các chiến lược trong doanh nghiệp

a. Chiến lược tập đoàn ( Corporate Strategy)

  • Định hướng chiến lược
    • Tăng trưởng ( dọc/ ngang)
    • Ổn định ( cẩn trọng, không thay đổi)
    • Suy thoái ( Thu hẹp, bán bớt, phá sản)
  • Điều phối nguồn lực ( công ty mẹ/ công ty con)
  • Danh mục đầu từ ( ma trận BCG)

b. Chiến lược kinh doanh ( Business Strategy)

  • Cạnh tranh
    • Dẫn đầu về chi phí
    • Khác biệt hoá về sản phẩm/ dịch vụ
    • Tập trung vào 1 ngách nhỏ của thị trường
  • Hợp tác
    •  Hợp tác chiến lược
    • Liên doanh

c. Chiến lược chức năng ( Functional Strategy)

  • Chiến lược Marketing
  • Chiến lược công nghệ –Sản xuất
  • Chiến lược nhân sự
  • Chiến lược Logistic –Thu mua
  • Chiến lược tài chính

4. Các cấp độ về chiến lược

a. Chiến lược giải pháp khách hàng

  • Chiến lược dẫn đầu về sản phẩm
  • Đi đầu về chi phí
  • Định hướng Khách Hàng (Dịch vụ trọn gói)

b. Chiến lược danh mục, thị trường

  • Triển khai cụ thể từng ngành hàng/thị trường
  • SMEs có 1 sản phẩm thì không nhất thiết có Chiến lược này
  • Ansoff (BCG) + Sơ đồ Chu Kỳ Thị trường

=> Quyết định xem brand đó, điều chỉnh Danh mục sản phẩm

c. VMC ( Vision, Mission, Core Value)

  • Chiến lược đầu tiên, cao cấp nhất
  • Đảm bảo công ty đi đúng hướng
  • SMEs cũng phải có 

5. 6 bước hoạch định chiến lược Marketing

B1: Xác định mục tiêu Marketing

  • Bao gồm thương hiệu, doanh thu, lãi gộp, thị phần, sản phẩm

B2: Thu nhập thông tin và phân tích

  • Tìm kiếm thông tin
  • Phân tich thông tin

B3: Phân khúc và xác định thị trường mục tiêu

  • Phân khúc và lựa chọn thị trường cạnh tranh

B4: Xây dựng đề xuất giải pháp giá trị – CVP

  • Khác biệt
  • Đặc trưng –Khó sao chép

B5: Marketing Mix 

B6: Thực thi –Giám sát –Điều chỉnh

  • Kế hoạch thực thi –Giám sát
  • Đúc rút kinh nghiệm

III. Q&A

1. Trong khoảng thời gian học hỏi, làm việc 3 năm thì bản thân có khả năng lên Manager được không ạ?

  • Tuỳ thuộc vào mỗi người đang có một xuất phát điểm khác nhau, có người hiện đang ở vị trí intern, có người đang ở vị trí executive
  • Tuỳ thuộc vào quy mô công ty mà bản thân đang làm việc
  • Nhưng theo đánh giá tổng quan thì việc lên manager trong vòng 3 năm là khó có thể đạt được bởi vì phải có sự am hiểu nhất định, làm việc đủ lâu, tích luỹ kiến thức chuyên môn, quản lý đủ nhiều thì mới có thể nắm được vị trí đó.

2. Nếu bắt đầu học Marketing từ trái ngành (tài chính) đã ra trường được hơn 10 năm thì nên bắt đầu từ nhóm/ nguồn nào ( trong Marketing) thì dễ tiếp cận với kiến thức ạ?

  • Bắt đầu từ những vị trí nhỏ dễ kiếm trong Marketing như content, digital marketing, social media sau đó học dần lên thì sẽ dễ tiếp cận sâu hơn với Marketing
  • Một số nguồn có thể tham khảo để học: Group Biệt đội Marketers 4 cấp độ, Cộng đồng Digifox, Marketers for Youngsters, Marketers Zone,…
  • Sau đó kết hợp làm việc liên quan đến Marketing

3. Em thấy nhiều bạn mới ra trường lựa chọn theo hướng Content. Theo anh thì ưu điểm, nhược điểm khi bắt đầu nghề Marketing theo hướng này là gì ạ?

  • Ưu điểm: 
    • Dễ dàng gia nhập vào ngành, mới vào chỉ cần viết đúng là đã có thể viết được content
    • Môi trường làm việc thoải mái
    • Dễ thăng cấp
  • Nhược điểm: 
    • Tính cạnh tranh cao
    • Không viết một chủ đề cụ thể

4. Học Marketing trong trường hay qua thực chiến làm việc trực tiếp trong agency thì cái nào sẽ hay hơn đối với Việt Nam? Hay anh có cách học nào hay hơn không ạ? Anh có thể phân tích thêm về ưu nhược điểm từng phương pháp mà anh đề cập ko ạ?

  • Học Marketing nên học đồng thời, vừa học vừa làm. Làm đến đâu thấy thiếu phần nào thì chịu khó đi tìm thầy giỏi phần đó để học. Sau 1 thời gian thì tự sắp xếp lại những kiến thức của mình theo 1 cách bài bản và ngày càng hoàn thiện dần lên
  • Cách học thì mỗi người phù hợp với mỗi phương pháp học khác nhau, nhiều người thì học tốt hơn khi thông qua trải nghiệm. Luôn phải biết cách tự đúc kết sau mỗi công việc để lấy đó làm bài học
  • Nếu chỉ tập trung vào thực hành (thực chiến) mà không học, không đọc, không đúc kết thì sẽ dễ bị mắc phải nhiều sai lầm không đáng có.
  • Cách học của speaker: tự trải nghiệm, đọc sách, tự đúc kết và tạo ra bài học cho bản thân

Link sự kiện: ” LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP MARKETING CHO NGƯỜI TRÁI NGÀNH”

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Phát video
Phát video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart
Sign in

No account yet?