[ Webinar #2] Quản lý Marketing hay chuyên gia Marketing? Con đường nào tốt nhất

Table of Contents

I. Định nghĩa và sự khác biệt giữa Quản lý và Chuyên gia

  1. Định nghĩa:

  • Chuyên gia Marketing (Marketing Specialist) là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, kế hoạch tiếp thị và chiến dịch bán hàng cho một dự án hoặc một lĩnh vực nhất định.

VD: SEO, Content, Facebook, Google,…

Philip Kotler cha đẻ, chuyên gia Marketing

 

  • Quản lý Marketing (Marketing Manager) là người xây dựng, giám sát, quản lý và triển khai các hoạt động, chiến lược, chiến dịch Marketing để quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Và chịu trách nhiệm trong việc đề xuất, tham mưu và quản lý nguồn lực (quy trình, ngân sách, nhân sự, công cụ,…)

Quản lý Marketing

         2. Sự khác biệt giữa Quản lý và Chuyên gia Marketing

 

Chuyên gia MarketingQuản lý Marketing
Định nghĩaLà người chịu trách nhiệm giám sát một hoặc một số mảng nhất định trong marketingLà người chịu trách nhiệm vận hành một bộ phận Marketing cùng toàn bộ các hoạt động nhằm quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ
Nhiệm vụXây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động/ dự án tiếp thị/ quảng bá cho công tyBao gồm thu hút khách hàng bằng cách nâng cao nhận thức về thương hiệu thông qua việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị/ quảng bá
Mục tiêuPhải tham gia tích cực vào việc hỗ trợ cho các hoạt động/dự án quảng bá sản phẩm & dịch vụ của công tyCần phải có cái nhìn tổng quát toàn bộ các công việc của bộ phận Marketing để đạt được mục tiêu đã được đề ra từ ban lãnh đạo

Tuy nhiên, định nghĩa chỉ đúng với các công ty lớn đã được chuyên biệt hoá và thay đổi tuỳ theo quy mô công ty.

II. Ai là Chuyên gia Marketing? Ai là Quản lý Marketing?

  1. Chuyên gia Marketing

  • Phát triển chiều sâu
  • Chuyên về một lĩnh vực tiếp thị cụ thể, nắm vững các kỹ thuật, nguyên lý đi sâu vào nghiên cứu cũng như phát triển trong mảng đó
  • Một số vị trí Chuyên gia thường thấy ở Việt Nam:
    • Digital Marketing Specialist
    • Performance Specialist
    • Content Specialist
    • Trade Marketing Specialist

     2. Quản lý Marketing

  • Phát triển chiều ngang
  • Quản lý toàn bộ các hoạt động Marketing trong công ty hoặc phòng ban phụ trách.
  • Làm việc dựa trên việc phân tích dữ liệu và đưa ra các đề xuất nâng cấp/ phát triển sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà khách hàng đang tìm kiếm trên thị trường
  • Quản lý giám sát đảm bảo các nhân viên làm việc đạt năng suất tối đa & phối kết hợp với các bộ phận khác trong công ty

III. Kỹ năng và kiến thức cần có của một Chuyên gia và Quản lý Marketing

  1. Đối với Chuyên gia Marketing

      a. Kỹ năng:

  • Kỹ năng lên kế hoạch & quản lý thời gian
  • Kỹ năng thuyết trình & giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề ( quan trọng)
  • Kỹ năng viết lách ( bắt buộc cần biết)
  • Thành thạo các công cụ đo lường để đánh giá thị trường, đối thủ, khách hàng ( Google Analytics, Social Mention,…)
  • Tư duy chiến lược
  • Phân tích dữ liệu

      b. Kiến thức:

  • Hiểu biết kiến thức tổng quan về Marketing nói chung: SEO, Digital Marketing, Social Marketing
  • Nắm vững bản chất, mô hình và cách thức vận hành của các hình thức Marketing
  • Liên tục cập nhật các xu hướng Marketing mới vì Marketing, xã hội luôn luôn thay đổi, chuyển sang hướng Digital.

Kỹ năng

     2. Đối với Quản lý Marketing

      a. Kỹ năng

  • Kỹ năng lên kế hoạch & quản lý thời gian
  • Kỹ năng thuyết trình & giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng viết lách
  • Nắm vững các công cụ đo lường để đánh giá thị trường, đối thủ, khách hàng
  • Tư duy chiến lược
  • Phân tích dữ liệu
  • Đổi mới và sáng tạo ( không nên rập khuôn trong một lý thuyết mà nên có suy nghĩ xa hơn, khác hơn)
  • Kỹ năng bán hàng
  • Kỹ năng lãnh đạo

     b. Kiến thức

  • Hiểu biết kiến thức tổng quan về Marketing nói chung: SEO, Digital Marketing, Social Marketing, Brand Marketing
  • Nắm vững bản chất, mô hình và cách thức vận hành của các hình thức marketing
  • Liên tục cập nhật các xu hướng Marketing mới
  • Tích lũy kinh nghiệm về cả chuyên môn và quản lý/ đào tạo đội nhóm

Kiến thức chuyên ngành Marketing

IV. Lựa chọn phù hợp? Quản lý Marketing hay Chuyên gia Marketing?

  1. Cơ hội và thách thức đối với Chuyên gia Marketing

a. Cơ hội

Cơ hội

  • Có thể làm những điều mình thích
  • Trở thành một chuyên gia
  • Trở nên nổi tiếng

b. Thách thức

Thách thức

  • Thiếu cái nhìn tổng quan về ngành
  • Còn có những lỗ hổng về kiến thức Marketing
  • Giới hạn trong việc thăng tiến
  • Rủi ro/ mạo hiểm

    2. Cơ hội và thách thức đối với Quản lý Marketing

a. Cơ hội

  • Đa ngành
  • Có lộ trình thăng tiến cao
  • Tích luỹ được kinh nghiệm đa chiều, nhiều mảng
  • Networking rộng

b. Thách thức

  • Có tính cạnh tranh trong ngành, nghề cao
  • Nhiều áp lực, trách nhiệm
  • Tăng ca liên tục

Trả lời những câu hỏi dưới đây để tự đánh giá bản thân xem mình phù hợp với Quản lý hay Chuyên gia Marketing?

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Hiện bạn đang có gì?
  • Bạn có thể làm tốt cái gì?
  • Điều gì khiến bạn ‘happy’ khi làm?
  • Bạn sẵn sàng đánh đổi ?

V. Con đường từ số 0

a. Học hỏi ( 1 –2 năm)

  • Tích luỹ những kinh nghiệm từ thực tế
  • Trải nghiệm nhiều nhất có thể
  • Nên lựa chọn những công ty start –up

b. Định hướng ( 1 –2 năm)

  • Chuyên gia: lựa chọn một mảng để tập trung vào nghiên cứu phát triển. và thi lấy chứng chỉ (nếu có)
  • Quản lý: củng cố bức tranh tổng thể về Maketing & học thêm các kỹ năng mềm cần thiết (đặc biệt là sale & quản lý nhân sự, giải quyết vấn đề)

c. Phát triển sự nghiệp

  • Chuyên gia: tiếp tục nâng cao chuyên môn và cập nhật thêm xu hướng mới; sharing với những người mới
  • Quản lý: tiếp tục nâng cao các kỹ năng, tham gia thêm các khoá học CMO, Sale và Product

VI. Q&A

1.Đi theo Quản lý hay Chuyên gia Marketing thì có thu nhập tốt hơn?

  • Tuỳ theo thu nhập ở công ty mà bạn đang làm hay thu nhập chung trong ngành sẽ khác nhau
  • Nếu thu nhập theo công ty thì cũng sẽ tuỳ thuộc vào quy mô công ty ( Start –up, SME, đa quốc gia,…)
  • Tuỳ thuộc vào từng cá nhân, hiệu quả công việc để có thể đánh giá mức thu nhập

2. Cách để có thể quản lý thời gian hiệu quả, bản thân hiện em hiện chưa thể quản lý thời gian hiệu quả mà đang dồn công việc vào làm một lần nên nhiều lúc thì quá bận không đủ thời gian, nhiều lúc thì khá rảnh.

  • Cần có một danh sách phân loại công việc ( công việc quan trọng, công việc chưa cần thiết,…)
  • Sắp xếp ưu tiên trong công việc, không nên dồn quá nhiều công việc vào làm một lần, dẫn đến hiệu suất đi xuống.
  • Phải có timeline, quy định làm trong thời gian cố định.

3. Chị ơi cho em hỏi cách để thiết lập và networking hiệu quả được không ạ? Em đang muốn cải thiện các mối quan hệ của mình cho công việc sau này ạ.

  • Liên tục tương tác và tạo ra mối quan hệ giữa người với người
  • Quan tâm những người xung quanh
  • Đi chia sẻ, đưa ra lời khuyên, đóng góp ý kiến trong các group cộng đồng Marketing

Link sự kiện: Con đường phát triển sự nghiệp trong ngành Marketing? Quản lý hay Chuyên gia Marketing?

Tìm hiểu thêm về Digital Marketing Tại đây.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Phát video
Phát video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart
Sign in

No account yet?