Đối với một chủ cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hay một doanh nghiệp với số vốn khổng lồ thì đầu tư vào Ecommerce Website là một bước đi thông minh, kéo về nguồn doanh thu khủng và ổn định.
Vậy Ecommerce Website là gì? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh?
Để giải đáp được những băn khoăn này thì hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé! Bạn sẽ nắm được nguồn thông tin hữu ích và nắm được phương pháp tạo lập một trang web thương mại điện tử một cách đơn giản, phù hợp cho cả người mới bắt đầu.
1. Ecommerce là gì?
Ecommerce hay còn được hiểu là Thương mại điện tử, đây là những hoạt động trao đổi, buôn bán các sản phẩm dịch vụ thông qua Internet.
Có thể nói sự ra đời của Ecommerce đã đánh dấu sự bùng nổ của hoạt động thương mại đóng góp vào sự phát triển của ngành kinh tế. Nó không chỉ giúp các thương nhân bán được hàng mà còn bán được rất nhiều hàng, bởi vai trò mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận được đa dạng khách hàng ở mọi không gian và thời gian.
Mình tin chắc rằng nếu bạn đang sử dụng các thiết bị công nghệ, ít nhất một lần bạn đã từng đặt đồ online. Và tại sao trào lưu shopping qua Internet lại được chào đón đến thế? Vì nó tiện lợi, tiện lợi cho cả người bán và người mua, chỉ cần một cái click chuột là đủ.
Ecommerce đã mở ra một thiên đường mới giúp việc mua bán trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Hoạt động thương mại này có thể diễn ra trên Facebook – vùng đất có số dân đông nhất thế giới, lấn sân sang cả Tiktok, Instagram, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada ở Việt Nam, và chắc chắn cũng không thể nào bỏ qua Website – một kênh kiếm tiền cực kỳ tiềm năng.
Vậy thì cùng tìm hiểu tiếp xem Ecommerce Website là như thế nào nhé!
2. Ecommerce Website là gì?
Ecommerce Website (Website thương mại điện tử) là cổng thông tin trực tuyến giúp bạn và doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện các giao dịch, trao đổi, tiếp nhận thông tin và mua bán, chuyển tiền nhờ vào Internet.
Nếu như bạn đã tìm hiểu về Website thì chắc hẳn bạn cũng sẽ tưởng tượng ra được Website có một loại giống như cửa hàng ảo mô phỏng cửa hàng thực tế của bạn ở bên ngoài. Bạn có thể sử dụng nó để trưng bày các danh mục sản phẩm, không những thế bạn còn có thể tự tạo cho mình những chuyên mục giúp hỗ trợ tối đa cho khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và tư vấn về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Không như việc tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh như SMS, Email, gọi thoại, Messenger, v.v. chỉ cung cấp được giới hạn nhất định của thông tin mà khách hàng cần, Ecommerce Website gần như là tất cả những gì bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình. Đây là một ưu điểm hơn hẳn các kênh tiếp thị khác.
3. Các loại hình Ecommerce Website bạn nên biết.
Ecommerce có 5 loại hình chính (B2B, B2C, C2C, C2B) và nó cũng tương đương với 5 loại Website mà các doanh nghiệp hướng tới:
3.1. Business-to-Business (B2B) :
Là những giao dịch điện tử về hàng hóa và dịch vụ giữa các công ty và các doanh nghiệp với nhau. Vì đối tác là các công ty và doanh nghiệp nên giá trị đơn hàng thường rất lớn và số lượng sản phẩm mua bán cũng là một con số nhiều. Dó đó, các thủ tục và quy trình giữa hai doanh nghiệp cũng phức tạp hơn.
3.2. Business-to-Consumer (B2C) :
Là những giao dịch điện tử về sản phẩm, dịch vụ giữa công ty và người tiêu dùng. Mô hình này được xem là mô hình bán lẻ. Website của bạn sẽ được thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng và tính chất mua hàng với số lượng ít, đơn hàng có giá trị không quá lớn. Quy trình trao đổi giữa người bán và người mua cũng không quá phức tạp nhưng sẽ cần phải chú ý nhiều tới khâu chăm sóc khách hàng.
3.3. Từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C) :
Giao dịch điện tử của hàng hóa và dịch vụ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, và thường thì nó sẽ cần một bên trung gian đóng vai trò kết nối. Đây là nơi mà chủ các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ đăng bán các sản phẩm của mình lên một nền tảng mua bán trực tuyến và người có nhu cầu sẽ tìm kiếm và mua.
Ở Việt Nam bạn có thể nhìn thấy mô hình này trên các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada. Shopee và Lazada sẽ đóng vai trò là bên trung gian, cho phép cả người bán và người mua truy cập vừa có thể bày bán sản phẩm, vừa có thể tìm mua ở các cửa hàng trực tuyến khác.
3.4. Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B) :
Là loại giao dịch điện tử các loại sản phẩm dịch vụ mà ở đó các cá nhân sẽ kết nối với các công ty để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhu cầu.
Ví dụ: KOLs (những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) muốn cung cấp dịch vụ như PR, quảng cáo, chụp hình cho các công ty có nhu cầu muốn tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của họ. Hay có thể là những trang Web mà ở đó bạn có thể tìm kiếm các Designer Freelance, người làm dịch vụ sửa chữa các thiết bị công nghệ, Content Writer Freelance, v.v.
3.5. Government/ Public Administration Ecommerce:
Là loại hình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ qua Internet của doanh nghiệp dành cho các đối tượng khách hàng duy nhất của mình là chính phủ. Đây là một loại hình Ecommerce khá đặc trưng và thường không được phổ biến như các loại hình phía trên.
4. 8 Bước cơ bản tạo lập Ecommerce Website với WordPress.
Có rất nhiều nền tảng hỗ trợ bạn tạo lập Website thương mại điện tử một cách miễn phí, tuy nhiên thì WordPress là một trong những trang web được đánh giá cao nhất và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dùng.
Tuy nhiên cũng cần nói thêm, nếu bạn muốn Website của mình trông thật chuyên nghiệp và có định hướng lâu dài thì hãy tìm kiếm các dịch vụ chuyên hỗ trợ tạo Website, mua tên miền và web hosting riêng nhé!
WordPress sẽ phù hợp hơn cho những đối tượng mới bắt đầu bắt tay vào hành trình kinh doanh của mình và ít có kinh nghiệm về kỹ thuật và công nghệ phức tạp. Nó có rất nhiều giao diện và plugin để bạn có thể thiết kế Website của mình thành một cửa hàng trực tuyến.
Và WooCommerce là một trong những plugin tiện ích nhất cho mục đích kinh doanh của bạn với cổng thanh toán bên ngoài, cùng với các tiện ích mở rộng từ vận chuyển, in đơn đến quản lý vận chuyển,v.v.
WordPress tuyệt vời như thế nhưng lại có giá thành khá phải chăng nên đây là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn đó nhé.
4.1. Nghiên cứu
Trước khi bắt đầu một công việc gì bạn nên tiến hành bước nghiên cứu, vậy nghiên cứu ở đây là nghiên cứu những gì?
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” một câu nói luôn đúng trong mọi thời đại của ông cha xưa đúng không? Bạn cần phải nghiên cứu đối thủ để xem họ có những chiến lược gì, website thương mại điện tử của họ cung cấp những gì, sau đó đánh giá những ưu và nhược điểm. Từ đó, bạn có thể rút ra cho mình được những bài học lớn. Và đặc biệt là phải tạo là sự khác biệt và thậm chí tốt hơn cái mà đối thủ đang làm để gây ấn tượng được với tệp khách hàng chung.
- Nghiên cứu và phân tích khách hàng
Việc nghiên cứu tệp đối tượng khách hàng của mình cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bao giờ đối với một người làm kinh doanh, làm marketing bạn cần nắm chắc hai điều là hiểu sản phẩm và hiểu khách hàng.
Bạn cần biết họ thích gì, họ muốn gì, họ có thói quen mua hàng như thế nào,v.v. Có thế thì Website của bạn mới cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần đồng thời giữ chân họ ở lại lâu hơn với thương hiệu.
4.2. Lựa chọn giao diện cho Ecommerce Website trên WordPress.
Bạn nên có kế hoạch sẽ thiết kế giao diện Website của mình như thế nào, vì giao diện và trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố quyết định khách hàng của bạn có hài lòng với dịch vụ mà bạn cung cấp và lựa chọn bạn hay không.
Nếu bạn muốn Website của mình có giao diện thật chất lượng và mượt thì hãy tìm đến các UI/UX Designer, họ sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Còn dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn có thể tự thiết kế cho mình một giao diện website nhờ vào WordPress.
- Lựa chọn giao diện với các tính năng phù hợp như sự điều hướng, liên kết giữa các trang, khả năng xem nhanh, v.v. Hầu hết các chức năng đều do bạn cài các plugin. WordPress có một cái hay là sẽ cung cấp cho bạn những mẫu thiết kế có sẵn, và bạn có thể thao tác tùy chỉnh trên thiết kế đó theo ý muốn. Tuy nhiên với bản miễn phí, bạn chỉ có thể tùy chỉnh và cài đặt các tính năng trong một giới hạn nhất định mà thôi.
- Đảm bảo giao diện dễ nhìn, cân đối, các hoạt động call – to – action hoặc nút hành động nên được bố trí ở vị trí nổi bật để kích thích khách hàng chuyển đổi hơn.
- Đảm bảo giao diện dễ tùy chỉnh để bạn nắm được quyền kiểm soát website của mình và điều chỉnh nó sao cho phù hợp với thương hiệu.
- Bạn cần lên kế hoạch sao cho giao diện cần phải mang phong cách, màu sắc đậm chất thương hiệu của riêng bạn, để khách hàng có thể ấn tượng và nhớ tới thương hiệu của bạn nhiều hơn.
4.3. Lựa chọn tên miền cho Ecommerce Website của bạn.
Lựa chọn tên miền, ngắn gọn, dễ nhớ làm nổi bật thương hiệu của bạn để làm tăng khả năng tìm kiếm và truy cập của khách hàng vào Website.
4.4. Chọn Web Hosting (Gói lưu trữ)
4.5. Cài đặt WordPress
Sau khi mua gói hosting thường thì bạn sẽ được cung cấp một đường link giúp bạn có thể cài đặt WordPress. Hãy tìm kiếm và nhấp vào biểu tượng Install WordPress và làm theo các hướng dẫn.
Bạn sẽ được nhắc chọn tên miền, nhập tên trang web, tên người dùng quản trị viên và mật khẩu quản trị viên mà bạn chọn và nhấn nút Install.
Vậy là bạn có thể hoàn tất cài đặt rồi!
4.6. Cài đặt giao diện WordPress
Trong bảng điều khiển WordPress, hãy tìm Appearance > Themes > Add new. Sau đó, nhấp vào Upload Theme. Bạn hãy đi tìm các thư mục zip đã tải xuống chứa các tập tin của giao diện đó và tải nó lên. Hoàn tất bằng cách nhấn Active sau khi đã cài đặt xong.
4.7. Cài đặt Plugins
WordPress sẽ thông báo cho bạn một số plugin mà bạn cần bổ sung trong giao diện. Hãy nhấp vào liên kết Begin installing plugins để được trực tiếp đưa đến màn hình cài đặt.
Bạn nhấn chọn tất cả các plugins được thả xuống, ấn Install và chờ cho quá trình kết thúc.
4.8. Cài đặt WooCommerce
Bạn hãy đi tới Plugins rồi ấn Add new trên bảng điều khiển WordPress. Sau đó hãy tìm kiếm với từ khóa là “WooCommerce”, tìm và ấn cài đặt nó.
Bạn được đưa một bản hướng dẫn và bạn hãy nhấp vào “Bắt đầu” để thực hiện những gì bản hướng dẫn chỉ.
Vậy là sau khi cài đặt xong rồi thì bạn có thể bắt tay ngay vào công việc thiết lập và tùy chỉnh giao diện Website của riêng mình rồi.
Đừng quá lo lắng khi bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, nên làm như thế nào để tùy chỉnh giao diện của mình. Hãy chú ý tới những mục như Sản phẩm, đọc kĩ các hướng dẫn và bạn sẽ biết cách để nhập các sản phẩm của mình vào đó một cách chính xác, hay nếu muốn tùy chỉnh các hình thức trực quan thì hãy vào mục Appearance, đến Customize và chỉnh những thứ bạn muốn.
5. Một số nền tảng hỗ trợ xây dựng Ecommerce Website tốt nhất 2021.
Ngoài WordPress và WooCommerce ra, bạn có thể tham khảo thêm một số dịch vụ dưới đây để có nhiều sự lựa chọn cho riêng mình để tạo lập được một Ecommerce Website chất lượng nhất.
BigCommerce cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng từ định giá hàng loạt, quản lý báo giá, nhóm khách hàng cho đến danh sách giá tùy chỉnh.
Nếu bạn đang muốn tạo lập một Ecommerce Website có những tính năng vượt trội thì hãy chọn BigCommerce vì nó sẽ giúp mở rộng quy mô website của bạn một cách nhanh chóng.
BigCommerce có 3 gói giá cho bạn lựa chọn:
Tiêu chuẩn – $ 29,95 mỗi tháng
Plus – $ 79,95 mỗi tháng
Pro – $ 249,95 mỗi tháng
Shopify là nền tảng Ecommerce phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó có thể cung cấp hơn 70 chủ đề miễn phí và cao cấp, dễ sử dụng và tùy chỉnh. Kho ứng dụng Shopify chứa hơn 3.200 ứng dụng mà bạn có thể chọn để thêm các tính năng để xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình.
Shopify thường có các gói giá như:
Shopify cơ bản – $ 29 mỗi tháng
Shopify – $ 79 mỗi tháng
Shopify nâng cao – $ 299 mỗi tháng
- Magento: Magento cung cấp hơn 3000 tiện ích mở rộng giúp bạn xây dựng cửa hàng trực tuyến hiệu quả và nó có số lượng người dùng khủng, tạo lập được hơn 190 nghìn trang Web.
Magento có 2 phiên bản là miễn phí và trả phí.
Phiên bản trả phí gồm có 3 gói và không trả theo tháng, mà doanh nghiệp của bạn sẽ phải trả phí dựa theo doanh thu và cả nhu cầu của doanh nghiệp:
Magento Open Source – $15,000
Magento Commerce – $22,000
Magento Commerce Cloud – $40,000
Và với mỗi gói bạn sẽ được cung cấp những tính năng phù hợp với giá tiền mà bạn trả cho họ.
- Wix:
Wix sẽ là nền tảng Ecommerce phù hợp nhất dành cho những người mới bắt đầu vì nó rất dễ sử dụng. Bạn sẽ được miễn phí tên miền một năm, kèm nhiều tiện ích không giới hạn với tất cả các gói. Với bảng điều khiển quản lý cửa hàng Wix, bạn có thể dễ dàng theo dõi các đơn đặt hàng, khoảng không quảng cáo và các trang sản phẩm.
Các gói của Wix là:
Business Basic – $ 23 mỗi tháng
Business Unlimited — $27 mỗi tháng
Business VIP — $49 mỗi tháng
Enterprise — $500 mỗi tháng
KẾT LUẬN
Thực chất Ecommerce Website là một dạng Website nên nó cũng mang đầy đủ những lợi ích mà một Website đem lại.
Hiện nay các trang web này rất phổ biến giúp chủ doanh nghiệp có thể toàn quyền kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.
Việc tạo lập một website như thế không quá khó và bạn hoàn toàn có thể tự làm mà không cần phải biết quá nhiều kỹ thuật phức tạp.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về Website thì hãy tham khảo bài viết: Website là gì? 6 điều cần biết để tiền đổ về từ Website.