Link Dofollow và Nofollow

Link Dofollow và Nofollow| Tất tần tật những điều bạn nên biết

Table of Contents

Link Dofollow và Nofollow là hai thuật ngữ quan trọng trong SEO rất dễ hiểu sai và gây nhầm lẫn. Hiểu bản chất của chúng đã khó, hiểu được cách mà chúng hoạt động lại còn khó hơn. Vậy nên, để những người làm SEO mới vào nghề có cái nhìn chính xác và áp dụng lý thuyết của chúng vào thực tiễn hiệu quả nhất thì mình sẽ làm rõ hai thuật ngữ này trong bài viết dưới đây!

Trước khi vào bài thì mình muốn nhấn mạnh Link Dofollow và Nofollow được xếp vào hàng 2 loại Backlink chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO. Nếu bạn đặt sai các thẻ Dofollow và Nofollow cho link sẽ khiến cho “nguồn sức mạnh” của website thất thoát đáng kể. Vậy nên hãy đọc kỹ bài viết này, hiểu sai một ly là đi luôn một dặm đó nhé!

1. Link Dofollow và Nofollow là gì?

Link Dofollow là một loại liên kết dẫn từ một trang ngoài trỏ về website của bạn và khai báo với Google rằng nó cho phép nguồn sức mạnh đi qua giữa 2 website.

Đó chính là một dạng backlink siêu phổ biến giúp website nhanh chóng gia tăng thứ hạng và được củng cố bền vững hơn. Nguồn sức mạnh mình nói ở trên bạn hãy hiểu nó là traffic/ lưu lượng truy cập vào website nhé!

Ngược lại, Link Nofollow là một liên kết được gán cho thuộc tính rel= “nofollow” trong mã HTML, với mục đích là để khai báo cho Google biết không chuyển quyền hoặc sức mạnh qua liên kết này giữa trang đặt liên kết và trang của bạn.

Link Dofollow và Nofollow là gì

Đó là về vai trò của link dofollow và nofollow, còn về mặt kỹ thuật, điểm khác nhau giữa 2 loại liên kết này là sự xuất hiện của thẻ rel= “nofollow”.

Nếu bạn đang cố tìm thẻ rel= “dofollow” trong các đoạn mã code HTML thì bạn nên từ bỏ đi thôi. Vì thực tế, thẻ này không có. Trong trường hợp bạn muốn khai báo với Google link này là link dofollow thì trên đoạn mã code HTML sẽ không hiện thẻ rel= “nofollow”. Và như thế Google có thể mặc định tự hiểu.

Phân biệt link dofollow và nofollow

Và dĩ nhiên thì bạn cũng không cần có bất kỳ thao tác nào đối với link để khai báo cho Google đây là thẻ dofollow vì Google sẽ tự hiểu. Chỉ riêng đối với những liên kết nào bạn muốn ngắt chuyển quyền sức mạnh sang trang của bạn, hoặc từ trang của bạn sang trang khác thì bạn mới cần gán thuộc tính rel= “nofollow” cho nó.

Đây cũng chính là những phân biệt cơ bản mà mình muốn bạn biết về link dofollow và nofollow. Hiểu được bản chất của nó bạn sẽ biết phân phối và thu hút nguồn traffic hợp lý về website của mình. Ví dụ website nào bạn đặt backlink mà cảm thấy kém chất lượng thì gán ngay cho nó Nofollow.

Nó sẽ không ảnh hưởng gì đến việc người dùng có truy cập vào website của bạn hay không nhưng Google sẽ lờ đi liên kết đó và sẽ chẳng có đánh giá nào cho nó cả. Google cũng sẽ không công nhận những traffic không chất lượng mà link nofollow thu được.

Thế nào là link nofollow

Muốn đi sâu tìm hiểu hơn về tác động của link dofollow và nofollow đối với hiệu quả SEO thì mời bạn đọc tiếp phần bến dưới nhé!

2. Link Dofollow và Nofollow ảnh hưởng đến thứ hạng SEO như thế nào?

Về căn bản, cách thức hoạt động của Google (Updating…) sẽ theo quy trình: Thu thập thông tin – Lập chỉ mục – Xếp hạng tìm kiếm (Crawling – Indexing – Ranking). Tức là, khi bạn cung cấp một nội dung mới lên Google, Google sẽ cử những con bot đi thu thập dữ liệu, đem về phân loại, xếp theo hạng mục và tiến hành đánh giá xếp hạng nội dung đó.

Cách hoạt động của search engine

Sau toàn bộ quá trình này, nội dung của bạn sẽ được Google hiển thị. Nội dung nào càng mới, càng tốt, tối ưu càng hiệu quả thì sẽ được ưu tiên hiển thị ở top đầu.

Và xếp hạng của Google sẽ tùy thuộc vào giá trị dữ liệu của bạn. Những liên kết tới thông tin của bạn hoặc từ thông tin của bạn trỏ về sẽ giúp Google xác định được dữ liệu đó có thực sự giá trị hay không. Liên kết càng chất lượng, giá trị nội dung càng cao, vị trí hiển thị càng đứng đầu.

Nofollow và Dofollow link chính là công cụ giúp bạn kiểm soát được sự chất lượng của mạng lưới liên kết tới thông tin đó. Nofollow link như chiếc van nước sẽ ngăn chặn những traffic không tốt đến website hoặc ngăn chặn sức mạnh website của bạn chảy ra ngoài.

Còn Dofollow link sẽ như van nước được mở, bạn có thể tiếp nhận những nguồn sức mạnh tốt nhất về website của mình.

3. Khi nào bạn nên sử dụng Link Nofollow

Nói qua về tác dụng của link Nofollow ở trên rồi, chắc bạn cũng dần mường tượng ra mình nên sử dụng nó như thế nào rồi đúng không? Nhưng để cụ thể hơn thì mình sẽ liệt kê ra những trường hợp bạn nên sử dụng link Nofollow ở đây.

Khi nào bạn nên sử dụng link nofollow
  • Khi bạn liên kết tới trang bạn không muốn xác nhận, không muốn để cho Google biết bạn liên kết tới những trang đó. Ví dụ website bạn liên kết tới là trang web khiêu dâm, web đen, web không cùng chủ đề, hoặc có traffic độc hại.
  • Khi bạn sử dụng sponsored link (link được tài trợ), bạn có thể khai náo nó là link nofollow để tránh Google phạt vì bạn đang mua bán link.
  • Khai báo nofollow cho những liên kết affiliate.
  • Khai báo nofollow cho những liên kết mà người dùng khác đặt tại website của bạn.

4. Làm thế nào để kiểm tra Link Dofollow và Nofollow

Vậy làm thế nào để kiểm tra được đâu là link Dofollow và Nofollow để có thể điều chỉnh lại, hoặc xem cách đối thủ kiểm soát hệ thống link của họ như thế nào?

Dưới đây là 3 cách mà mình gợi ý bạn nên thực hiện:

  • Kiểm tra mã HTML

Nếu bạn nhìn thấy một liên kết và bạn muốn kiểm tra ngay xem nó là Dofollow hay Nofollow link, bạn có thể tiến hành kiểm tra mã HTML của nó bằng cách:

Bước 1: Bôi đậm vào liên kết bạn muốn kiểm tra

Kiểm tra link nofollow và dofollow

Bước 2: Nhấp chuột phải chọn Inspect

Kiểm tra link nofollow và dofollow

Bước 3: Kiểm tra mã HTML hiển thị

Kiểm tra link nofollow và dofollow

Nếu bạn không thấy thuộc tính rel=nofollow thì đó là link dofollow nhé!

  • Sử dụng SEO Quake Extension

Cách thứ hai là bạn sẽ thêm tiện ích SEO Quake vào Chrome của mình để kiểm tra.

SEO Quake

Nó sẽ thống kê và hiển thị cho bạn link nào là link Nofollow với số lượng cụ thể.

Kiểm tra link nofollow bằng SEO Quake

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên về Nofollow và Dofollow link bạn có thể xây dựng cho mình những chiến lược đi link hiệu quả, giúp củng cố sức mạnh cho website. Bạn có thể tránh được việc thất thoát sức mạnh của trang và hạn chế được traffic không chất lượng dồn về trang của mình. Hãy sử dụng chiếc van nước này thật hiệu quả nhé!

Picture of Nguyệt Phạm
Nguyệt Phạm
Xin chào, tôi là Nguyệt Phạm, hiện đang là Content Marketing Leader tại Digifox. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing tại nhiều mảng như Thời trang, Nội thất, Đồ gia dụng, Làm đẹp,..., tôi sẽ dùng kiến thức và trải nghiệm của mình để chia sẻ cho bạn, giúp bạn nâng cao kiến thức, cũng như kỹ năng chuyên môn về Content Marketing nói riêng và Digital Marketing nói chung.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Phát video
Phát video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart
Sign in

No account yet?