Social Media ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội. Hiệu quả và lợi ích mang lại khiến các doanh nghiệp phải trầm trồ.
Truyền thông trên các trang mạng xã hội có sức mạnh cực lớn đối với các danh nghiệp từ đó nó đã phát triển trở thành 1 ngành riêng chính là Truyền thông xã hội.
Hãy cùng mình tìm hiểu về tổng quan công việc của Socail Media sẽ làm những gì nhé!
1. Khái niệm chung về Social Media
1.1. Định nghĩa:
- Social Media bào tập hợp bao gồm các trang mạng xã hội như : Facebook, google, tiktok, xalo, instagram…
- Social Media là sự kết hợp giữa truyền thông, quảng cáo để lan tỏa một thông điệp của sản phẩm, ý tưởng, dịch vụ. Ngoài những chức năng về quảng bá thương hiệu sản phẩm thì Social Media còn có sức mạnh định hướng dư luận trước một hiện tượng hay một sự kiện nào đó.
- Ví dụ như tạo sự hào hứng, tò mò trước ngày ra mắt phim và xử lý những phản ánh của khách hàng khi có trải nghiệm không tốt.
1.2. Social Media có phải là quảng cáo, truyền thông, marketing?
- Theo bạn thì Social Media thuộc bên nào?
- Câu trả lời của mình là tất cả, Social Media là sự kết hợp giữa yếu tố nghiên cứu phân tích thị trường, trả phí chạy quảng cáo nhằm lan tỏa thông điệp của của sản phẩm một cách tự nhiên nhất.
2. Công việc trong ngành truyền thông xã hội
2.1. Sáng tạo nội dung
- Nội dung thu hút, sáng tạo gây ấn tượng là mấu chốt rất quan trọng trong truyền thông. Nội dung càng thú vị, càng giải trí thì càng để lại dấu ấn cho người xem.
- Những người làm nội dung có thể sáng tạo bằng video (vlog, chia sẻ…), bằng chữ (bài viết, truyện ngắn, post….)
Bạn đang muốn tìm hiểu về content, người sáng tạo nội dung nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo khóa học FREE: 7 Ngày làm chủ Content Marketing. Bạn có thể nhận khóa học ngay tại đây:
2.2. Thiết kế trải nghiệm người dùng
- Một thiết kế với giao diện đẹp mắt chắc chắn sẽ giữ được chân người dùng khi truy cập vào website của doanh nghiệp.
- Giao diện dễ sử dụng, bắt mắt cũng là một trong những yếu tố để tăng tương tác và chuyển đổi từ người dùng.
2.3. Sản xuất
- Yếu tố cực kỳ quan trong trong truyền thông chính là video và hình ảnh.
- Người làm công việc sản xuất đòi hỏi phải có kỹ năng quay dựng, chỉnh sửa ảnh…cắt ghép nội dung để tạo nên 1 sản phẩm video hoàn chỉnh độc đáo.
2.4. Phân tích thị trường và quảng cáo
- Để tìm ra insight khách hàng buộc bạn phải nghiên cứu và phân tích khách hàng cũng như thị trường để thực hiện những chiến lược chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội phù hợp.
- Để làm được công việc này người làm cần đòi hỏi thành thạo những công cụ digital marketing như Facebook Ads, SEO, Google Analytics….
2.5. Thông qua các Influence marketing
- Không thể phủ nhận sức nóng của các KOL hiện nay có sức thuyết phục rất lớn trong cộng đồng người theo dõi họ.
- Truyền thông qua KOL đang là 1 lĩnh vực cực kỳ “hot”, các doanh nghiệp có thể liên hệ booking các KOL phù hợp để lan tỏa thông điệp cũng như sản phẩm của mình.
- Người làm trong lĩnh vực này có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình và thu hút người theo dõi khi chia sẻ và sáng tạo nội dung.
2.6. Cơ hội nghề nghiệp
- Social media là một trong những ngành mới nhưng không thua kém gì về độ phát triển so với các ngành khác.
- Cơ hội và thu nhập của ngành này sau khi tốt nghiệp rất đa dạng.
- Về ngành này đòi hỏi các ứng viên đều phải có kiến thức về chuyên môn, kỹ năng làm việc nhạy bén và có Tiếng Anh là một lợi thế.
- Vì thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể tìm kiếm việc ở rất nhiều nơi, có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
3. Làm Social Media cần có những tố chất gì?
3.1. Kỹ năng giao tiếp tốt
- Một trong những kỹ năng cần thiết trong bất kể công việc gì, hay trong cuộc sống khi bạn có 1 kỹ năng giao tiếp tốt sẽ rất có lợi trong công việc.
- Những kỹ năng mà người làm truyền thông cần có là giao tiếp, sự khéo léo khi xử lý công việc, thấu hiểu tâm lý con người, biết đàm phán tạo sự thu hút khi thuyết trình để khách hàng tin tưởng giao chiến dịch đó cho mình thực hiện.
3.2. Thích các hoạt động, sự kiện
- Yếu tố đầu tiên của dân truyền thông là một người ưa thích các sự kiện, hoạt động truyền thông giải trí.
- Bạn cảm thấy tự tin về tài năng, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tổ chức các hoạt động thì chắc chắn đay là công việc dành cho bạn.
3.3. Quan sát những tin tức xảy ra xung quanh mình
- Bạn cần là người luôn cập nhật, luôn nắm bắt những thông tin “hot”, sự kiện mới nổi, hơn thế bạn còn phải là người bắt kịp xu hướng mới nhất để thu hút mọi người quan tâm đến sản phẩm của mình.
- Từ đó bạn có thể đẩy mạnh truyền thông để lan tỏa những nội dung tới mọi người nhiều hơn.
3.4. Sáng tạo nhạy bén
- Ngành truyền thông đòi hỏi tính sáng tạo rất nhiều, phải luôn tìm tòi những xu hướng mới nhất, phương thức độc lạ, độc đáo để có thể tạo nên những nội dung thú vị và hấp dẫn.
- Có thể thấy nhạy bén và sáng tạo là phẩm chất của người làm truyền thông, là chìa khóa vàng để thành công trong ngành truyền thông này
3.5. Kỹ năng tổ chức và quản lý
- Tố chất của người làm truyền thông giỏi không chỉ cần sáng tạo, giao tiếp tốt mà còn cần cả kỹ năng tổ chức và quản lý.
- Bạn cần có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc sao cho hợp lý không chỉ cho một mình bạn mà còn rất nhiều các bộ phận liên quan trong 1 sự kiện.
- Như vậy, qua bài viết bạn sẽ có thể hiểu thêm được phần nào về Social Media, một ngành truyền thông xã hội chắc chắn sẽ rất “hot” trong thời gian tới vì các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc truyền thông quảng bá thương hiệu, sản phẩm mới.
Như vậy, bài viết trên mình đã tổng quan nhất về Social Media, những kỹ năng cần có và công việc liên quan. Để xem thêm những kiến thức bổ ích về Marketing các ngành nghề liên quan bạn có thể ghé Digifox để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
Xem thêm: Combo 10 khóa học về Marketing giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức về Marketing từ thực tế đến thực hành.