Bạn đang theo đuổi con đường Content Marketing? Bạn đang muốn các cải thiện các kỹ năng content mà một nhà tiếp thị nội dung nên có?. Periodic Table of Content Marketing hay còn gọi là “Bảng tuần hoàn về Content Marketing” sẽ là một tài liệu tuyệt vời dành cho bạn. “Bảng tuần hoàn” được chia thành 8 khu vực với 8 màu sắc đại diện cho các nhóm 8 yếu tố làm tăng hiệu quả và đem lại chiến lược nội dung phù hợp khi xây dựng Content Marketing.
1. Giới thiệu Periodic Table of Content Marketing
Periodic Table of Content Marketing được dịch là bảng tuần hoàn về Content Marketing thiết lập dựa trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do Dmitri Mendeleev phát minh. Với một vài chỉnh sửa sáng tạo, “Bảng tuần hoàn” này được Chris Lake công bố vào ngày 18/03/2014 và được cập nhật mới nhất vào tháng 26/04/2019. Periodic Table of Content Marketing được xem là một tài liệu cực kỳ hữu ích cho các marketer có thể sử dụng trong việc xây dựng Content Marketing của mình.
2. 8 yếu tố của Periodic Table of Content Marketing
Periodic Table of Content Marketing gồm 8 yếu tố và mỗi màu là mỗi yếu tố khác nhau được thể hiện như hình minh họa trên nhé.
2.1. Strategy – Chiến lược
Strategy được xem là mấu chốt của sự thành công. Các yếu tố trong lĩnh vực này đòi hỏi một chiến lược tổ chức kỹ càng và rõ ràng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh dài hạn của mình.
2.2. Format – Định dạng
Nội dung thường được trình bày theo nhiều phong cách khác nhau với các cách trình bày khác nhau. Mộ nội dung có thể được trình bày ở các định dạng khác nhau. Tùy vào đặc điểm của từng thể loại nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng để phù hợp nhất với thông điệp cần truyền tải. Các định dạng phổ biến bạn thường thấy:
- Bài viết: có lẽ là định dạng phổ biến nhất mà bạn thường xuyên bắt gặp, chẳng hạn như một bài báo hoặc các bài viết trên các trang web,..
- Video, hình ảnh: là một định tuyệt vời để truyền tải một thông điệp. Điều này là do thị giác và thính giác có thể được kích hoạt cùng một lúc.
- Event, Webinar: là một trong những định dạng phức tạp. Mục đích của những sự kiện này là để có được tài liệu truyền thông sau này.
- Print: đề cập đến những gì có thể truyền tải thông điệp bằng việc in ấn như danh thiếp, quảng cáo out- of – home,..
Ngoài ra còn có các định dạng khác như: Game, Tool, E- learning, Gmail, App,..
2.3. Content type – kiểu nội dung
Bản thân các yếu tố về câu chữ cũng đã có nhiều cách diễn đạt khác nhau.Tùy theo mục đích của từng chiến lược hay từng kênh phân phối nội dung khác nhau mà lựa chọn loại nội dung cho phù hợp. Một thông điệp hay nội dung thường ở các dạng như sau:
- Interviews – Ask the experts: Phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia là một trong những cách làm mang tính trung lập khi nói về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Reviews: là một trong những loại nội dung rất quan trọng.Ví dụ như khách hàng sẽ tìm hiểu một cách rất kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua sản phẩm .Họ rất quan tâm đến các đánh giá sản phẩm của người dùng. Các bài đánh giá cho phép khách hàng giới thiệu cái nhìn sâu sắc của riêng mình.
- Surveys :Khảo sát là một trong những loại nội dung phổ biến nhất hiện nay trong bối cảnh truyền thông xã hội ngày càng phát triển. Mục đích của loại nội dung này có thể là để khảo sát nhu cầu về một vấn đề nào đó. Hay có thể thông báo trước về việc phát hành một sản phẩm / dịch vụ cụ thể.
- Quizzes: loại nội dung thể hiện dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
- Time Saving: là loại nội dung như bản tin vắn tắt mỗi ngày.
- Resources: là một loại nội dung tổng hợp và biên soạn các nguồn tài liệu hữu ích.
Ngoài ra nội dung còn ở các dạng như: sơ đồ tư duy, Case-study, câu chuyện, Analytics,..
2.4. Platform – Kênh phân phối nội dung
Nền tảng là nơi phân phối nội dung, bao gồm những nền tảng mà bạn sở hữu, chẳng hạn như trang web của bạn. Hoặc các nền tảng của khác bạn không sở hữu bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Instagram và Youtube, cũng như phương tiện truyền thông ngoại tuyến, quảng cáo và các trang web đối tác .Có rất nhiều kênh khác nhau để bạn có thể truyền tải thông điệp của mình. Vậy nên cần lựa chọn các kênh phù hợp với nội dung, hình thức và đối tượng khách hàng để có thể tiếp cận tối đa người dùng trên nền tảng đó.
2.5. Metrics – đo lường
Metrics là cách tốt nhất giúp đo lường hiệu xuất nội dung. Đo lường nên dựa trên kết quả và mục tiêu. Một số chỉ tiêu thường dùng khi đo lường hiệu quả chiến dịch Content Marketing là: doanh số, độ nhận diện thương hiệu, KPI, các chỉ số mạng xã hội như lượt thích, chia sẻ, nhấp chuột,..
2.6. Goals – mục tiêu
Tất cả nội dung được tạo phải đạt được một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như tăng lưu lượng truy cập, tăng doanh số bán hàng hoặc xây dựng thương hiệu.
2.7. Sharing triggers – “ngòi” chia sẻ
Đây được xem là chất “ xúc tác”, yếu tố thúc đẩy cảm xúc đằng sau việc chia sẻ và nội dung tạo ra khiến người đọc cảm nhận được điều gì đó và chia sẻ ngay. Ví dụ: nếu bạn được biết đến là một thương hiệu nổi tiếng, thì nội dung của bạn có thể bao gồm các yếu tố kích thích chia sẻ là yêu thích, hài hước, gây sốc, gây tranh cãi và thú vị,..
2.8. Checklist – các yếu tố kiểm định
Checklist giúp doanh nghiệp hiểu nội dung tổng thể của một dự án từ có có thể đánh giá đạt hoặc không đạt và không có thiếu sót. Đảm bảo rằng cần kiểm tra rõ ràng tất cả các công việc để có thể dễ dàng xem xét và đánh giá nội dung và hiệu quả sau khi chiến lược được xây dựng.
Tham khảo thêm video dưới đây trong Khóa học 7 ngày làm chủ Content Marketing để hiểu sâu hơn về chiếc bảng tuần hoàn này!