Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Content Creator là gì ? Nhà sáng tạo nội dung số 1 trong thời đại kỹ thuật số

Table of Contents

Với sự phát triển bùng nổ của thời đại công nghệ kỹ thuật số thì lượng nội dung tiêu thụ trên các trang mạng xã hội là rất lớn. Đáp lại sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội dung thì vẫn cần đông đảo các nhà sáng tạo nội dung. Vì vậy, xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp đối với các vị trí như quản lý social, tiếp thị nội dung số,… cũng gia tăng đáng kể. Chính vì thế, không thể phủ nhận sức hút cũng như tầm quan trọng của Content Creator.

1. Content Creator là gì ?

Content Creator là người sáng tạo nội dung bằng các định dạng như văn bản, hình ảnh, video trên các nền tảng nội dung tiếp thị số. 

Ví dụ: nội dung của một đoạn video ngắn trên Tik Tok, một bài blog trên Instagram hay thậm chí là một bài review trên Facebook, một case-study trên Digifox.

Content creator là gì

Để dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ phân biệt thêm ở 2 khái niệm Copywriting và Content Writing:

Copywriting là tạo nội dung thuyết phục người đọc mua hàng nhằm tăng doanh số.

Content Writing là tạo nội dung có giá trị để thu hút khách hàng tiềm năng và hướng họ đến sản phẩm/ dịch vụ.

1.1. Họ là ai ?

Ai cũng có thể trở thành một Content Creator – một kẻ điên rồ với những ý tưởng táo bạo, một tên nghiện game hay thậm chí một đứa mọt sách chỉ cần biết sáng tạo nội dung. Vậy nội dung là gì ?

Nội dung là bất cứ thứ gì được tạo ra. Nếu bạn đang viết một cái gì đó cho người khác đọc tức là bạn đang tạo ra nội dung hoặc một thứ gì đó người khác có thể nghe, nhìn, thấy, trải nghiệm cũng chính là nội dung. Bất kể nội dung nào được tạo ra đều phải hướng đến một đối tượng, mục tiêu cụ thể.

Có thể bạn làm vì đam mê, làm để giải trí, xây dựng thương hiệu cá nhân hay chỉ đơn giản là chia sẻ những thứ mình vừa học được cho người khác. Còn đối với doanh nghiệp, người sáng tạo nội dung có vai trò rất lớn trong việc giữ chân khách hàng tiềm năng, tăng lượt truy cập web, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng,…

1.2. Công việc của một Content Creator 

Nếu bạn muốn trở thành Content Creator tự do:

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân, làm đại sứ thương hiệu cho các dự án phù hợp với đối tượng khán giả, khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Nhận viết blog, bài review, tips, case-study, checklist, ebooks, podcast,… (gợi ý: có thể tìm kiếm công việc trên Upwork, Linkedin,…)
  • Thiết kế, sản xuất video, hình ảnh, lập kế hoạch cho các big idea

Nếu bạn muốn trở thành quản lý Content Creator trong doanh nghiệp:

  • Theo dõi, xúc tiến các kế hoạch marketing theo tuần, tháng, quý, năm.
  • Hỗ trợ tổ chức sự kiện, webinar, nội dung quảng cáo với thông điệp tiếp thị rõ ràng cùng lời kêu gọi hành động.
  • Đánh giá tiến trình, thời hạn sản xuất, đo lường hiệu quả công việc.
  • Tổ chức các cuộc họp, kết nối đồng nghiệp và đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả.

1.3. Phân loại

Có 2 dạng cơ bản là nội dung cho website và nội dung social media: 

Nội dung cho website:

Trang web là một hệ thống không gian ảo, nơi mà chứa đựng những khách hàng tiềm năng có nhu cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư cho trang web của mình nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang người mua hàng. Sau đây là những dạng nội dung cơ bản mà một trang web có thể có:

  • Blog : viết blog sẽ giúp gia tăng thứ hạng tìm kiếm (SEO) và khả năng được biết đến sẽ rất cao.
  • Case-study: nghiên cứu khoa học với các số liệu thống kê sẽ giúp gia tăng niềm tin của khách hàng; những lợi ích, ứng dụng thực tế mà sản phẩm mang lại và lý do họ nên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ này.
  • Ebooks: sách điện tử là một hình thức cung cấp thông tin về những khó khăn, thử thách bạn đang gặp phải và những khách hàng sẽ giúp đỡ bạn. 
  • White papers: tương tự như sách điện tử nhưng nó chỉ chứa thông tin có giá trị để thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Checklists: danh sách hướng dẫn những mẹo hữu ích để khách hàng có thể cải thiện cuộc sống của họ.
  • Interviews: buổi phỏng vấn với khách hàng về những phản hồi khi trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ.
  • Podcast: có thể làm đa dạng nội dung như trả lời các thắc mắc của khách hàng hoặc chia sẻ tips, kinh nghiệm, khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ,..

Podcast

Nội dung cho social media:

Mạng xã hội là một nền tảng nơi mà hàng triệu người sử dụng trực tuyến. Bên cạnh những lợi thế về việc tiếp cận người dùng thì còn có những khó khăn cho các Content Creator là phải luôn luôn đổi mới nội dung. Tùy vào dạng nội dung mà bạn sẽ phải phân bổ ở các trang mạng xã hội phù hợp.

Ví dụ:

Nếu nội dung của bạn thuộc dạng hình ảnh thì có lẽ Instagram sẽ là lựa chọn đầu tiên.

Nếu nội dung liên quan đến âm thanh thì Tik Tok và Youtube sẽ là hai lựa chọn phù hợp.

2. Là một Content Creator cần những yếu tố ?

Để trở thành một Content Creator chúng ta cần có một thái độ, tinh thần ham học hỏi. Sau đây là một vài topic liên quan đến Content Creator cho bạn tham khảo:

7 ngày làm chủ Content Marketing  

Cách viết Content thu hút

10.000 content Facebook đa ngành 

Bên cạnh một thái độ chuyên nghiệp và tinh thần ham học hỏi, bạn cần rèn luyện cho mình thêm các kỹ năng:

  • Kỹ năng viết (blog, email,..)
  • Kỹ năng tìm kiếm, tiếp nhận thông tin 
  • Kỹ năng phân tích 
  • Kỹ năng làm việc nhóm 
  • Kỹ năng quản lý thời gian 

3. Bắt đầu như thế nào để trở thành Content Creator chính hiệu ?

Bước 1: Chọn ngách mà bạn muốn hướng đến

Mỗi ngành nghề đều có một ngách nhỏ, vì vậy việc chọn một thị trường ngách cụ thể giúp bạn xác định được hướng đi dễ dàng. Bạn chỉ cần tập trung vào một thị trường ngách là đủ. Hãy đặt câu hỏi trong thị trường ngách mà bạn chọn. Chắc chắn bạn sẽ học được kha khá đấy.

Ví dụ: 

Tệp khách hàng tiềm năng trong thị trường ngách mà mình chọn là gì ?

Xu hướng nhu cầu thị hiếu của tệp khách hàng hiện nay ?

Bước 2: Đọc và viết đi viết lại nhiều lần

Đọc ở đây không phải là cách đọc nhanh, đọc gấp, đọc càng nhiều càng tốt. Mà đọc ở đây là đọc để hiểu, để nắm được bố cục toàn bài (cách viết outline, cách dẫn vào bài, cách phân chia đoạn, cách ngắt quãng xuống dòng,…) Tuy nhiên, đọc thôi chưa đủ. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành đúng không nào ? Vì vậy, phải có sự kết hợp hài hòa giữa đọc và viết. 

Một lý do khá quan trọng vì sao phải xác định được bước 1 rồi mới đến bước 2. Bạn đã tìm được một ngách nhỏ phù hợp với mình thì việc chọn bài để đọc sẽ vô cùng dễ dàng. Khi bạn đã thực sự hiểu rõ về một ngách nào đó thì bạn có thể mở rộng chuyển sang các thị trường ngách khác. Bằng cách này, bạn sẽ không cảm thấy quá choáng ngợp trước những thông tin đầy rẫy trên mạng xã hội mà không có một định hình cụ thể.

Bước 3: Tham gia các khóa học, webinar

Nếu bạn có một ít vốn, hãy đầu tư cho bản thân. Tham gia các khóa học sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian đấy. Khi phương tiện truyền thông số phát triển bạn không còn phải quá lo lắng khi phải đến một nơi xa xôi tham gia các khóa học trực tiếp, thay vì đó các khóa học online đang thịnh hành hơn cả vì những ưu điểm vượt trội như sự tiện lợi, linh động thời gian, giá thành rẻ mà chất lượng ngày càng được nâng cao.

Digifox là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ những khóa học trực tuyến chuyên về lĩnh vực Digital Marketing, nếu bạn đang loay hoay trong quá trình trở thành một Content Creator thì đừng ngần ngại tham gia ngay khóa học 7 ngày làm chủ Content Marketing.

Ngoài ra, hãy dành thời gian tranh thủ tham gia các webinars bởi vì nó là những chia sẻ thật của con người thật, những người giàu kinh nghiệm trong nghề, ở đó bạn được tự do đặt câu hỏi để giải đáp những thắc mắc của mình và từ đó bạn tìm ra được những thứ bạn muốn.

Quan tâm đến content thì đừng quên thử tham gia ngay chuỗi webinars của Digifox với đa dạng các chủ đề trong Digital Marketing, nó không mất của bạn quá nhiều thời gian nhưng đổi lại được những thông tin xứng đáng.

Webinar - một định dạng content trong periodic table of content marketing

Bước 4: Thử sức với môi trường làm việc của Content Creator

Chỉ cần bạn chăm chỉ, chịu khó thì cho dù là môi trường nào đi chăng nữa, bạn đều vẫn có thể thích nghi và phát triển. Mạnh dạn ứng tuyển tại các vị trí Content Marketing, Social Media Management hay các vị trí dành cho Intern cũng là một cách để phát triển bản thân. Những trải nghiệm thực tế, bài học đáng giá không phải lúc nào cũng có được. Chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn mới tạo nên bạn ngày hôm nay.

4. Thói quen giúp Content Creator nâng cao khả năng sáng tạo

Muốn trở thành một Content Creator đã khó, việc duy trì ngọn lửa, tinh thần trách nhiệm và yêu được cái nghề này lại càng khó hơn. Sau đây là 4 thói quen mà Digifox nghĩ bạn nên có:

  • Đọc sách, báo, blog của những content creator khác. Việc này sẽ giúp vốn ngôn ngữ của bạn trở nên phong phú hơn, lối hành văn đa dạng, ngoài ra còn là vị cứu tinh trong lúc bạn đang bí ý tưởng nữa đó.
  • Xem phim (đặc biệt là các phim viễn tưởng). Nâng cao khả năng tư duy về hình ảnh, design cũng là một phần không thể thiếu của Content Creator.
  • Sống chậm lại, không chạy theo xu thế, không làm mất đi chất riêng của một Content Creator. Điều này đồng thời có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân mà không phụ trùng lặp với bất kỳ ai.
  • Yêu thương bản thân thì tinh thần, trí tuệ minh mẫn mới có thể sáng tạo được.

Kết luận: 

Dưới sự thịnh hành của mạng xã hội hiện nay thì các chiến dịch Marketing không thể thiếu Content Creator. Một vị trí góp phần viral, khẳng định nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp. 

Xem thêm các khóa học về Content tại Digifox

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Phát video về Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Chơi Video
Chơi Video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart

Sign in

No account yet?