Trong bất cứ chiến lược Marketing nào thì content hay, hấp dẫn luôn là thứ vũ khí hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu, tạo dựng niềm tin với khách hàng. Vì vậy để đảm bảo nội dung của bạn đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích cho người dùng thì Content Audit là khái niệm bạn không nên bỏ qua. Bài viết dưới đây, Digifox sẽ giúp các bạn hiểu rõ về Content audit và hướng dẫn content audit cho người mới bắt đầu một cách dễ hiểu nhất.
1. Content Audit là gì ?
Content audit (Kiểm toán nội dung) là việc kiểm kê phân tích và đánh giá một cách có hệ thống tất cả nội dung có trên trang web. Từ đó xác định điểm mạnh điểm yếu trong chiến lược content, xác định nội dung nào cần giữ nguyên, nội dung nào cần loại bỏ để phù hợp với kế hoạch marketing mà bạn đang theo đuổi.
Content audit giúp thay đổi toàn diện chất lượng content của website, cung cấp thêm nhiều giá trị cho người đọc, tạo ra nội dung chất lượng tăng thứ hạng SEO và tỷ lệ chuyển đổi. Thực hiện content audit được ví như 1 hành động bảo trì thiết bị, đó là lý do vì sao mà các trang web có nội dung tốt nhất cũng cần phải làm.
2. Content Audit cung cấp những thông tin gì ?
Bất kể trang web lớn hay nhỏ thì Content Audit là điều bắt buộc đối với sự thành công của chiến dịch Content marketing, chiến lược SEO. Content Audit cung cấp một số thông tin rất hữu ích như:
- Bài viết nào có tỉ lệ người dùng truy cập nhiều nhất
- Bài viết nào có tỉ lệ thoát trang lớn nhất
- Bài viết nào có nội dung kém chất lượng, bị trùng lặp hoặc chứa ít thông tin giá trị
- Nội dung nào nên được loại bỏ khỏi trang, nội dung nào nên được cập nhật thêm thông tin
3. Các công cụ Content Audit
Việc kiểm kê, phân tích, đánh giá lại toàn bộ nội dung sẽ mất rất nhiều thời gian. Bạn có thể tham khảo các công cụ hỗ trợ Content audit như sau:
- Google Analytics : giúp bạn biết được nội dung nào đang hoạt động hiệu quả, đạt được lượng truy cập, mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi cao,
- Screaming Frog : bằng cách trích xuất dữ liệu và kiểm tra các vấn đề SEO phổ biến, Screaming Frog giúp bạn thu thập thông tin trang web để cải thiện thứ hạng SEO.
- Semrush Position Tracking : giúp bạn theo dõi thứ hạng của mình, tìm các nội dung có tiềm năng SEO tốt.
- Website Auditor : phân tích trang web và khắc phục các sự cố để tăng lưu lượng truy cập trực tuyến vào trang web của bạn, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của bạn.
4. Hướng dẫn 5 bước thực hiện Content Audit
4.1. Xác định mục tiêu và chỉ số
Trước khi bắt đầu 1 chiến lược marketing bạn cần phải xác định rõ ràng cái đích mà mình muốn hướng đến và việc đánh giá, kiểm toán lại nội dung là một quá trình gian nan và tốn thời gian, vì vậy bạn cần phải bắt đầu với những mục tiêu thật cụ thể.
Thông thường với những marketer thì mục tiêu hướng đến sẽ là: tăng lượt truy cập web, cải thiện nội dung, xác định chủ đề mà khách hàng quan tâm nhất hiện nay…
Sau khi đã xác định được mục tiêu của mình thì bạn cần đưa ra các chỉ số liên quan đến mục tiêu đó. Các chỉ số tiếp thị nội dung nói chung được chia thành 4 loại: Các chỉ số SEO, số liệu hành vi của người dùng, các chỉ số về mức độ tương tác và số liệu bán hàng.
4.2. Kiểm kê nội dung
Trước hết bạn cần phải xem xét lại toàn bộ các nội dung trên trang của mình, sau đó sẽ sắp xếp nội dung theo danh mục dữ liệu như sau:
- Loại nội dung: bài đăng trên web, hướng dẫn sử dụng, mô tả sản phẩm,…
- Định dạng nội dung: dạng văn bản đơn thuần hay có cả hình ảnh, video…
- Tác giả
- Ngày đăng bài, ngày chỉnh sửa cuối cùng
- …
4.3. Thu thập và phân tích dữ liệu
Việc phân tích dữ liệu là một quá trình phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thông thường bạn phải thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và sắp xếp nó một cách thủ công. Nhưng với các công cụ Content Audit như đã nêu ở trên sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Các công cụ hỗ trợ Content Audit sẽ tự động thu thập và sắp xếp dữ liệu theo danh mục của bạn.
4.4. Lập kế hoạch hành động
Sau khi phân tích dữ liệu, bạn cần đề ra kế hoạch cụ thể để cải thiện nội dung đó. Kế hoạch hành động của bạn phải dựa trên mục tiêu của bạn và kết luận mà bạn rút ra từ phân tích của mình.
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hành động của bạn tùy thuộc vào mức độ có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn.
Khi danh sách ưu tiên của bạn đã được sắp xếp, hãy tạo một kế hoạch hành động cho từng phần nội dung. Bạn có thể tham khảo 1 vài kế hoạch cụ thể sau đây:
- Tái sử dụng nội dung: kết hợp các phần nội dung khác nhau để tạo một nội dung khác hoặc xuất bản nó ở định dạng nội dung khác.
- Viết lại nội dung, mở rộng nội dung: Nếu nội dung thiếu hấp dẫn, kém hiệu quả thì bạn có thể dùng chính chủ đề đấy và viết lại nội dung bằng cách diễn đạt mới, cân nhắc thêm nhiều chi tiết hơn vào các bài viết, kết hợp với các ví dụ, hình ảnh sinh động.
- Cấu trúc lại nội dung: Một cấu trúc rõ ràng và logic có thể giúp người đọc ấn tượng và dễ hiểu nội dung mình muốn truyền tải, từ đó sẽ giúp cải thiện lượng truy cập của khách hàng.
- Thêm video, hình ảnh: điều này sẽ giúp cho nội dung của bạn hấp dẫn hơn và thu hút nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của bạn hơn từ Google Hình ảnh. Đặc biệt là khi có video thì tỉ lệ giữ chân người đọc cũng sẽ cao hơn so với các bài viết văn bản đơn thuần khác.
- Tối ưu hóa dữ liệu: Sử dụng các từ khóa để làm cho bài viết tự nhiên và hấp dẫn hơn đối với người dùng và công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu hóa liên kết nội bộ: Thêm liên kết đến các bài viết trong cùng trang web của bạn. Điều này có thể giúp cải thiện tổ chức trang web và giảm tỷ lệ thoát trang. Đồng thời giúp tiếp thị các nội dung khác trên cùng trang web, đánh trúng tâm lý tò mò của khách hàng.
4.5. Điều chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung
Sau khi đã nhận thức được những ưu, nhược điểm trong content của mình thì bạn hãy thẳng thắn xem xét lại điểm nào cần phát huy, điểm nào cần cải thiện và sẽ cải thiện bằng cách nào. Bạn có thể định hướng chiến lược nội dung của mình theo các hướng khác nhau để thu hút khách hàng nhưng nhất định phải ghi nhớ chiến lược tiếp thị dài hạn của mình.
Content Audit là điều cần thiết ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo các chiến thuật và hoạt động của bạn vẫn phù hợp với mục tiêu ban đầu. Nếu ngành của bạn thay đổi thường xuyên, bạn cần phải xem xét, kiểm toán một cách thường xuyên hơn. Bạn phải cập nhật những thay đổi theo thị trường và tìm ra những cách sáng tạo để tiếp tục tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình.
Content audit chính là chìa khóa để đảm bảo tất cả nội dung trên trang web của bạn hoạt động hiệu quả và nó hoàn toàn không gây bất cứ vấn đề gì cho trang web của bạn.
Việc kiểm soát nội dung thường xuyên sẽ giúp bạn sáng tạo nội dung một cách tự tin và đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả hơn so với đối thủ. Khi nội dung của bạn tốt hơn của đối thủ thì chắc chắn trang web của bạn sẽ được xếp hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm và sớm đạt được thành công trong các chiến lược Marketing của mình.