90% cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng cung cấp thông tin và họ có nhiều khả năng mua sắm hơn với các thương hiệu cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa. Vậy làm thế nào để cá nhân hóa nội dung hiệu quả ? Cùng digifox tìm hiểu nhé…
1. Cá nhân hóa nội dung là gì ?
Cá nhân hóa là việc các doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai các dữ liệu được thu thập từ khách hàng để từ đó có thể đưa ra được hình mẫu lý tưởng về khách hàng mục tiêu và đáp ứng sao cho phù hợp.
Cá nhân hóa nội dung là chiến lược tiếp thị nội dung theo đúng nhu cầu, mong muốn và sở thích tiêu dùng của khách hàng.
Bạn nghĩ như thế nào nếu bạn vào một trang web mua hàng nước ngoài và xuất hiện thứ tiếng mẹ đẻ của mình? Bạn nghĩ như thế nào khi chỉ cần thực hiện một vài thao tác là có thể thấy được những sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cần đến? Đó chính là cá nhân hóa nội dung, luôn mang đến những trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2. Tại sao phải cá nhân hóa nội dung?
2.1 Quá tải sự lựa chọn
Theo các nghiên cứu cho thấy, người mua càng không thích khi có quá nhiều sự lựa chọn, đây được coi là tình trạng “quá tải sự lựa chọn”. Theo nghiên cứu của giáo sư Sheena, giữa 2 lựa chọn được cung cấp thì có đến 75% người tham gia bình chọn. Nhưng với 59 lựa chọn thì có khoảng 60%.
Việc quá tải lựa chọn không giúp cho khách hàng đi đến quyết định mua hàng cuối cùng, thậm chí không hài lòng với lựa chọn dẫn đến tê liệt hành vi và không đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, bên cạnh việc cá nhân hóa nội dung, tìm hiểu chân dung khách hàng mà còn cá nhân hóa, tối ưu web.
2.2 Cá nhân hóa giúp tạo dựng niềm tin
Cá nhân hóa nội dung giúp khách hàng thấy được rằng doanh nghiệp thật sự quan tâm đến nhu cầu, mong muốn, sở thích tiêu dùng của họ. Việc điều chỉnh nội dung tiếp thị này giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt, niềm tin của người tiêu dùng dành cho thương hiệu. Niềm tin này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự trung thành của khách hàng dành cho mình.
2.3 Cá nhân hóa nội dung tạo ra tính xác thực
Tâm lý người mua hàng không muốn mua hàng từ các thương hiệu vô danh. Vì vậy, nội dung phải được cá nhân hóa, nhân cách hóa thương hiệu. Thêm vào đó phải cá nhân hóa nội dung theo các dạng như email, blog và các dạng nội dung khác nhưng phải mang dấu ấn riêng của thương hiệu, điều này sẽ giúp tăng độ tin cậy và cho thấy rằng doanh nghiệp quan tâm đến những trải nghiệm của khách hàng.
2.4 Tăng chuyển đổi và giữ chân khách hàng hiệu quả
Theo thống kê cho thấy 90% người tiêu dùng sẵn sàng cung cấp thông tin nếu như điều đó giúp ích cho trải nghiệm mua sắm của họ được dễ dàng hơn. Và điều này một phần cũng giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin trong việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng để kịp thời đáp ứng.
Do vậy, việc cá nhân hóa nội dung chiếm một vai trò quan trọng giúp tăng hiệu quả chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, giữ chân khách hàng tiềm năng và tăng tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng có ý định mua hàng sang khách hàng muốn mua hàng, quyết định mua hàng. Đây cũng là một cách giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng trung thành.
3. Làm thế nào để cá nhân hóa nội dung hiệu quả ?
Bước 1: Thu thập dữ liệu khách hàng
Thu thập dữ liệu từ chính khách hàng của doanh nghiệp hoặc tổ chức một cuộc họp mặt, một buổi phỏng vấn để tìm hiểu những nhu cầu mong muốn của họ. Tuy nhiên, cách này khá tốn chi phí nhưng độ chính xác cao.
Tổ chức một cuộc khảo sát trên các nền tảng mạng xã hội hay ngay chính cả trang web của doanh nghiệp bạn. Cách làm này tiết kiệm được chi phí và quy mô tổ chức trải rộng, tuy nhiên vẫn còn nhược điểm là khách hàng chỉ điền thông tin qua loa chỉ để được nhận quà dẫn đến độ chính xác không cao.
Bước 2: Phân loại, phân tích dữ liệu
Tổng hợp và phân loại dữ liệu khách hàng qua các công cụ hỗ trợ như Google Sheet, Google Analytics,… Ngoài ra, bạn nên phân theo loại dữ liệu vì ảnh hưởng của thông tin quyết định đến các chiến lược cá nhân hóa của doanh nghiệp.
- Dữ liệu theo nhân khẩu học: bao gồm các yếu tố như tuổi, giới tính, tính cách, sở thích, mức thu nhập, việc làm, trình độ học vấn,… Loại dữ liệu này giúp xây dựng hình mẫu chung khách hàng tiềm năng và giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng cũng như xây dựng chiến lược cá nhân hóa nội dung.
- Dữ liệu ngữ cảnh: vị trí địa lý, thiết bị hoặc trình duyệt được sử dụng, điều kiện thời tiết, khí hậu và những tác nhân bên ngoài. Phân tích người tiêu dùng có xu hướng mua hàng ở đâu, phân khúc thị trường, phân khúc giá cả sao cho hợp lý.
- Dữ liệu hành vi: thông tin về hoạt động của người tiêu dùng dành cho web, hành vi mua hàng và sử dụng, thời điểm, lợi ích, giảm giá, hành vi sau khi trải nghiệm web,…
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Khi có được những thông tin, dữ liệu phân tích chuyên sâu về thị hiếu, hành vi của người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần tiếp cận theo những thông tin chung về khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó cần kết hợp cá nhân hóa web.
Cá nhân hóa web là thực hành tùy chỉnh giao diện phù hợp với người tiêu dùng. Mỗi người dùng có một trang chủ phù hợp với lịch sử tìm kiếm, mua hàng hoặc xem trước đó của họ. Mặt khác, cá nhân hóa nội dung tập trung vào việc truyền tải đúng thông điệp với nội dung phù hợp đến đúng người vào đúng thời điểm.
Bước 4: Thực thi truyền tải thông điệp cá nhân hóa
Tiếp cận khách hàng bằng các hình thức:
* Email:
Gửi email với sản phẩm được cá nhân hóa giúp giữ chân khách hàng, gia tăng lượng truy cập, tương tác với web. Tỷ lệ email được mở sẽ cao hơn 26% khi được cá nhân hóa nội dung.
Cá nhân hóa email bằng cách sau khi khách hàng đã cung cấp thông tin thì vai trò của doanh nghiệp là hướng đến sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Điều này hoàn toàn rút gọn thời gian và đẩy nhanh quá trình mua hàng.
* Quảng cáo:
Nội dung quảng cáo phải hướng đến những mục đích mà khách hàng đang hướng đến, tránh việc quảng cáo quá mức, lạm dụng thông tin từ khách hàng cung cấp. Đề cao sự trung thực và niềm tin, tạo được ấn tượng tốt của khách hàng dành cho thương hiệu.
* Chatbox:
Đây là nơi kết nối với khách hàng tốt nhất và cũng là nơi khách hàng quyết định xem có nên mua hàng hay không.
Việc nắm bắt kịp thời tâm lý khách hàng và phản hồi nhanh chóng thông tin về sản phẩm, dịch vụ một phần nào thể hiện sự chỉn chu, doanh nghiệp luôn quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Chatbox là nơi đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt, nhanh nhẹn trong mọi tình huống.
4. Một ví dụ điển hình về Adidas:
Adidas là thương hiệu giày nổi tiếng khắp thế giới và việc cá nhân hóa nội dung hay cá nhân hóa web đều được làm rất tốt. Chỉ cần bạn truy cập vào trang web bạn sẽ thấy rõ ngay các phân khúc khách hàng: nam, nữ, trẻ em.
Bạn có thể thấy rõ các phân khúc về sản phẩm, khuyến mãi cũng được đề cập rõ ràng, chi tiết.
Mặc dù, đây là thương hiệu thế giới nhưng Adidas vẫn có riêng cho mình một trang web tại Việt Nam. Trang web có đầy đủ tính năng trong đó có luôn cả việc quy đổi từ đồng đô la sang đồng Việt Nam và hiển thị ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính việc làm này giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, bỏ bớt gánh nặng khi phải quy đổi tiền bạc và không cùng ngôn ngữ.
Kết luận:
Cá nhân hóa nội dung cũng là một phần bổ trợ cho chiến lược marketing. Ngoài việc giúp gia tăng khả năng chuyển đổi, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng nó còn tạo dựng được niềm tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cần kết hợp giữa cá nhân hóa nội dung và cá nhân hóa web.
Xem thêm: