Chiến lược content marketing là một kế hoạch nhằm tạo ra những nội dung có giá trị với đối tượng mục tiêu. Xây dựng một chiến lược content marketing hiệu quả là cách tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không dễ để có thể xây dựng một chiến lược content marketing hoàn chỉnh. Bạn phải luôn đặt ra câu hỏi vậy thì làm thế nào để xây dựng một chiến lược content marketing hiệu quả?
Đây là 11 bước đơn giản nhất để có thể xây dựng một chiến lược content marketing hiệu quả
1. Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược content marketing
Bước đầu tiên khi bạn bắt đầu xây dựng content marketing là đi xác định rõ mục tiêu của bạn là gì và tại sao bạn lại tạo ra nó?
Mục tiêu chính của bạn là tăng doanh thu lợi nhuận? tăng lượng truy cập? hay tiếp cận khách hàng tiềm năng? Dù cho mục tiêu của bạn là gì thì hãy chắc chắn rằng nó bám sát và dựa trên mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp của bạn.
Khi đã nắm rõ được mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định những gì là quan trọng cho chiến lược content marketing của mình.
2. Bước 2: Thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPIs)
Đánh giá qua KPIs là cách để bạn đo lường hiệu quả content marketing. Việc xác định KPIs giúp bạn biết được mục tiêu đặt ra có đạt được hay không, xác định được những yếu tố nào chưa đạt được, từ đó có những điều chỉnh để tối ưu hóa chiến lược.
Khi thiết lập những chỉ số này bạn cần đảm bảo rằng chúng có thể đo lường được. Những chỉ số này càng dễ dàng đo lường được thì hiệu quả càng dễ dàng đánh giá.
Một số KPIs về content marketing:
- Gia tăng lưu lượng truy cập bao nhiêu % trong một tháng
- Thêm bao nhiêu người đăng ký email mới
- Gia tăng lượt tương tác số lượng like, share, comment
- Tăng thêm bao nhiêu khách hàng chuyển đổi: tỷ lệ chuyển đổi sang dùng thử
3. Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công của một chiến lược content marketing là xác định đúng đối tượng mục tiêu. Họ là ai? Họ có những đặc điểm như thế nào? Họ muốn nhận được những giá trị gì?
Việc nhận diện rõ ràng đối tượng mà bạn muốn hướng đến giúp bạn cung cấp nội dung đúng đắn, liên quan và có giá trị đến với đối tượng đó.
Truy cập Đối tượng » Sở thích » Tổng quan trên Google Analytics hay Thông tin chi tiết trên Facebook, bạn có thể dễ dàng thu thập dữ liệu nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, sở thích,…).
4. Bước 4: Đánh giá Content hiện tại
Kiểm tra và đánh giá những nội dung bạn đã làm được là cách tốt để biết được điều gì thu hút đối tượng mục tiêu.
Bạn hãy xem lại những nội dung, bài viết trong năm vừa qua và đánh giá hiệu quả của nó. Bạn có thể đánh giá những nội dung nào tốt nhất, những nội dung nào dở nhất của mình để xây dựng hướng đi mới trong thời gian sắp tới.
Hãy suy nghĩ về việc tạo ra các ý tưởng khác biệt, nó sẽ cung cấp thông tin theo một cách mới mẻ hơn, thu hút hơn tối tượng
Bạn cũng muốn xem xét và phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh xem họ đã làm như thế nào, học hỏi về các hoạt động thành công, rút kinh nghiệm về các hoạt động thất bại của họ, xem bất kỳ nội dung mới nào phù hợp với xu hướng.
5. Bước 5: Tìm ra các kênh nội dung tốt nhất
Có rất nhiều kênh nội dung mà bạn có thể lựa chọn cho chiến lược content marketing của bạn, nhưng không phải kênh nào cũng phù hợp với nội dung của bạn. Thực hiện bước này đúng sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động của mình, tiếp cận được đến nhiều đối tượng.
Bạn có thể sử dụng Google Analytics để thu thập dữ liệu, truy cập vào Thu nhận »Xã hội» Tổng quan để xem nội dung của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội
Tương tự, trong công cụ Phân tích nội dung của Buzzsumo sẽ cung cấp cho bạn các biểu đồ về trung bình lượt chia sẻ theo kênh, theo nội dung, theo độ dài của nội dung,… Bạn có thể tùy chỉnh các yêu cầu tìm kiếm theo mục đích để biết thêm thông tin chi tiết.
6. Bước 6: Quyết định các loại nội dung
Có rất nhiều loại nội dung mà bạn có thể lựa chọn như blog, podcasts, video…
6.1. Blog
Các bài viết được đăng trên trang web cung cấp giá trị sẽ thu hút được nhiều đối tượng mới.
6.2. Ebooks
Ebook là công cụ tạo ra khách hàng tiềm năng vô cùng tuyệt vời. Khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin liên lạc của họ khi muốn tải sách xuống. Khi đó, doanh nghiệp sẽ sở hữu danh sách khách hàng tiềm năng này, từ đó giúp chăm sóc và duy trì được mối quan hệ.
6.3. Infographics
Infographics cung cấp những thông tin một cách hấp dẫn và ngắn gọn hơn so với cách thông thường. Canva là một công cụ hữu ích, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh để tạo ra infographic theo riêng mình.
6.4. Video
Video được chứng minh rằng có khả năng thu hút sự quan tâm nhiều hơn so với các hình thức khác. Theo Hubspot, lượt chia sẻ video có thể tăng gấp 40 lần so với các hình thức khác. Điều này đáng để bạn phải suy nghĩ.
7. Bước 7: Xác định và phân bổ tài nguyên
Việc xác định và phân bổ tài nguyên là điều cần thiết trong mỗi một chiến lược, đảm bảo việc thực hiện chiến lược của bạn được diễn ra một cách trơn tru
Đây là 3 câu hỏi bạn cần phải trả lời khi xác định và phân bổ tài nguyên
7.1. Ai phụ trách sản xuất nội dung?
Bạn cần suy nghĩ ai là người chịu trách nhiệm. Nếu bạn là người tạo nội dung duy nhất, bạn sẽ chịu trách nhiệm tất cả. Nhưng nếu bạn đang làm việc theo nhóm, mỗi cá nhân sẽ chịu trách nhiệm từng nội dung mà mình đảm nhận.
7.2. Bạn cần những công cụ và tài nguyên nào?
Những nhà sản xuất nội dung có thể bao gồm:
- Người tạo nội dung In-house
- Chuyên gia trong việc tạo video, podcasting hoặc thiết kế đồ họa
- Freelancers: bạn có thể thuê ngoài
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm Freelancer trên Buzzsumo. Ở đây bạn có thể biết được ai là người đã tạo ra được những nội dung hàng đầu. Bạn cũng có thể tìm kiếm các nhà sản xuất nội dung tự do giỏi trên nhiều các trang khác như NDash, Clear Voice,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng quy trình công việc khoa học để mọi người có thể kết hợp ăn ý trong quá trình tạo ra nội dung.
Ngoài ra, bạn cũng cần những công cụ quay phim, chụp ảnh, để tạo ra video chuyên nghiệp.
7.3. Quy trình làm việc nội dung?
Cuối cùng là tìm hiểu quy trình sản xuất nội dung của bạn. Bạn có thể liệt kê những việc cần thực hiện ra. Ví dụ như khi bạn đăng bài trên blog, có thể bạn cần thực hiện:
- Tạo bản phác thảo
- Viết bài
- Gửi bài cho biên tập
- Chỉnh sửa
- Tải lên
- Công bố
Sau khi liệt kê, bạn cần phân bổ ngân sách sao cho hợp lý tùy theo tình huống của bạn.
8. Bước 8: Lịch tạo nội dung
Thật khó để kiểm soát và biết được chính xác khi nào bạn phải xuất bản khi bạn đang quản lý một đống các nội dung khác nhau. Do đó, cần thiết sử dụng lịch tạo nội dung để lên lịch xuất bản nội dung.
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng Lịch Google để đặt lịch xuất bản nội dung, nó sẽ thông báo cho bạn khi đến ngày hạn của nội dung đó.
9. Bước 9: Tạo content
Trước khi thực sự tạo ra nội dung, bạn đã trải qua rất nhiều công việc như đã đề cập ở trên. Giờ mới là lúc để bạn bắt tay vào thực hiện điều đó.
Để tạo ra nội dung tốt, tiến hành nghiên cứu là điều không thể bỏ qua. Nghiên cứu ở đây có thể là tìm hiểu những nội dung hàng đầu trong chủ đề của bạn, cách làm mới nội dung để gia tăng giá trị cho đối tượng mục tiêu, và xác định từ khóa để cải thiện thứ hạng tìm kiếm
Cuối cùng, bắt tay vào tạo nội dung tuyệt vời của chính bạn. Nội dung của bạn sẽ hiệu quả hơn khi vừa chứa tính độc đáo, hấp dẫn vừa phản ánh lại được tính đặc trưng của bạn hay thương hiệu của doanh nghiệp
10. Bước 10: Phân phối và tiếp thị
Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi
10.1. Website/Blog
Trang web là nơi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trực tuyến. Blog, là nơi để bạn chia sẻ những chủ đề nội dung liên quan đến đối tượng mục tiêu, được tích hợp sẵn trên trang web. Trang web/blog chính là nơi bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng trung thành.
10.2. SEO
SEO (Search engine optimization) là quá trình giúp website gia tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
10.3. Email marketing
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, email dường như được xem là một hình thức lạc hậu.
Tuy nhiên, các thống kê đã chỉ ra rằng có đến 60% người tiêu dùng ưa thích tiếp thị qua email, đem lại 44 đô cho 1 đô chi tiêu. Đồng thời, 82% người làm Marketing cũng đồng ý rằng tiếp thị qua email là chiến lược giúp họ gia tăng tỷ lệ khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi thành công.
Các số liệu trên chính là minh chứng cho email vẫn là một hình thức marketing hiệu quả và có độ tin cậy cao.
10.4. Social media marketing
Sự bùng nổ mạnh mẽ của mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter,… đã tạo ra khách hàng tiềm năng vô cùng màu mỡ mà doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp cận. Với chi phí gần như bằng “0”, nếu khai thác một cách thông minh, doanh nghiệp sẽ nhận lại được những giá trị vô vùng cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong khi tạo ra xu hướng và dẫn đầu trên mạng xã hội.
11. Bước 11: Đo lường kết quả
Một số công cụ đo lường hiệu quả content marketing phổ biến nhất hiện nay
11.1. Google Analytics
Google Analytics là một công cụ hữu ích, miễn phí của Google, thống kê những chỉ số như lưu lượng truy cập vào website của bạn, thời gian trung bình cho một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang. Từ đó, bạn có thể phân tích và đưa ra giải pháp để tối ưu hóa content, cải thiện thứ hạng website của mình.
11.2. BuzzSumo
BuzzSumo là một công cụ tuyệt vời giúp bạn đo lường kết quả và theo dõi content của bạn mỗi khi được ai đó nhắc đến. Bạn chỉ cần nhấn tab Monitoring, chọn Create your first Content Alert để tạo Alert mới theo mục đích của bạn. Lúc này bạn sẽ nhận được kết quả ví dụ như ảnh phía dưới
11.3. SEMRush
SEMRush là công cụ đắc lực dành cho marketer chuyên nghiệp giúp đánh giá thứ hạng tìm kiếm nội dung, những từ khóa nào thu hút truy cập, từ khóa nào cần được cải thiện. Với công cụ này, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi được đăng ký email thông qua các phân tích trong phần mềm email marketing.