I. Content Marketing là gì?
- Content là nội dung. Content bao gồm những định dạng như video, hình ảnh, văn bản, infographic,…mà con người có thể nhìn thấy được.
- Content Marketing là nội dung tiếp thị có mục đích và gắn liền với một số mục đích liên quan như: awareness, consideration, conversion, loyalty nhằm thu hút, giữ chân người dùng, tạo giá trị để từ đó thúc đẩy hành vi và chuyển đổi họ thành khách hàng, khách hàng trung thành.
II. Phân loại Content Marketing
2.1. Tham khảo bảng tuần hoàn các yếu tố của Content Marketing
- Các thể loại của Content Marketing: Video, IM ( image) , Wb ( webinar), Gm ( game),….
- Các kênh triển khai Content Marketing: We ( website), Bl ( blog), social media ( Twitter, Facebook, LinkedIn, Instagram,…)
- Các chỉ số đo lường: Cost per lead ( CI), Page views ( Pv), Social metrics ( Sm),…
- Mục tiêu: Traffic ( Tf), Leads ( Le), Search ( S),….
=> Có rất nhiều yếu tố để triển khai, xây dựng content trên các kênh social, các kênh quảng cáo; xây dựng phát triển campaign; triển khai fanpage.
2.2. Các yếu tố Content Marketing thường dùng
- Nền tảng: Social media, kênh quảng cáo, email marketing, website, blog
- Các định dạng: văn bản, video, hình ảnh, ebook, infographic, podcast, gif
- Kiểu nội dung:
- Tips ( Ví dụ: 5 bước để có 1 bài content hay, Quy trình 6 bước trong content marketing,…)
- Storytelling ( Ví dụ: Airbnb: Kết nối mọi người trên thế giới, Dove: Real Beauty,…)
- Benefit ( Ví dụ: Lợi ích của việc ngủ đủ giấc, Lợi ích của content marketing,…)
- Report ( Ví dụ: Bài báo cáo về thương mại điện tử năm 2021, báo cáo về các dạng content marketing hot năm 2021…)
- Solution ( Ví dụ: Giải pháp cho bài content của bạn thêm thu hút,…)
- Influencer
- Review ( Ví dụ: về cuốn sách “content hay nói thay nước bọt”, sản phẩm,…)
- Case study ( Ví dụ: Trao Coca-cola trao cảm xúc, chuyển tiền Momo,…)
2.3. Những lưu ý khi sử dụng Content trên các nền tảng khác nhau
– Đối với Social media:
- Tiêu đề nên giới hạn từ 12-14 từ cho nền tảng Facebook
- Nêu rõ giá trị của bài viết ngay từ tiêu đề, tránh lan man
- Đa dạng định dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều độc giả cũng như tối ưu phân phối ( Ví dụ: kết hợp video, hình ảnh trên fanpage,..)
- Phát triển loại content khiến khách hàng muốn chia sẻ
- Tương tác thường xuyên với khách hàng qua các điểm chạm ( VD: connect trên linkedIn, inbox trên facebook, rep story, đánh giá của khách hàng,…)
=> Tập trung vào những loại content khiến khách hàng muốn chia sẻ, cung cấp giá trị tích cực, tốt cho khán giả,…
– Đối với các kênh quảng cáo:
- Tập trung vào headline và hình ảnh: Thể hiện được nội dung bài viết
- Có phần miêu tả, sub-heading để người xem lướt qua cũng có thể hiểu sơ bộ nội dung bài viết
- Làm nổi bật nội dung ở 3-5 dòng đầu tiên, thu hút người dùng click “xem thêm”
- CTA ngắn gọn, xúc tích, điểm nhấn (Các cụm từ “miễn phí”, “tặng ngay” đem lại nhiều lợi ích)
=> Thể hiện được vấn đề của khách hàng.
– Đối với email marketing:
- Lưu ý A/B Test headline, pre-headline
- Test các template email, số lượng và vị trí đặt CTA phù hợp
- Thường xuyên khảo sát nhu cầu của các subscriber để tối ưu content
=> Đem lại các giá trị thiết thực, đơn giản, nhanh chóng để có thể thu hút khách hàng ngay.
– Đối với website/blog:
- Nội dung dài, nên có 1000-2000 từ
- Đưa keyword lên đầu (ví dụ: Marketing 15: Sự khác biệt giữa content strategy và content marketing?)
- Thân bài, sub-heading, các mục, các đoạn có thể chèn thêm keyword
=> Đi theo nội dung có giá trị đầy đủ, cụ thể, chi tiết để người dùng có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về nội dung họ đang tìm kiếm.
– Đối với offline media ( tờ rơi, voucher, coupon,…):
- Thông tin ngắn gọn, dễ nhìn
- Thể hiện được thông điệp chính
- Hình ảnh ấn tượng
- Thiết kế chỉnh chu, chuẩn màu branding
III. Concept Content Marketing
3.1. Strategy Content ( chiến lược nội dung):
là đưa ra định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức, chiến thuật để phát triển nội dung cho mục tiêu tiếp thị.
- Tell a story: Kể cho khán giả, khách hàng những câu chuyện, vấn đề mà chính họ đang gặp phải, đưa ra giải pháp độc đáo cho khách hàng và đạt được kết quả mà họ mong ước.
- Know your audience: Biết được khán giả, khách hàng của bạn là ai, họ cần gì, thấu hiểu được insight của khách hàng.
- Show proof: Đưa ra những bằng chứng để thể hiện được chất lượng sản phẩm, thương hiệu của bạn là đúng và phù hợp với khách hàng.
- Know your why: Nói rõ cho khách hàng những mục đích mà công ty hướng đến để xây dựng lòng tin thương hiệu cho khách hàng.
- Emphasize benefit: Và nhấn mạnh lợi ích, nói cho khách hàng biết có gì trong những sản phẩm của thương hiệu để khách hàng tìm đến và lựa chọn bạn.
=> Các nội dung này liên kết, kết hợp lại với nhau để có thể triển khai trên các kênh truyền thông và tạo ra được những khách hàng tiềm năng ( lead generation), mục tiêu engagement,…
3.2. Mô hình AIDA
- Awareness ( Giai đoạn nhận thức): Trong giai đoạn này, mọi nỗ lực của doanh nghiệp sẽ hướng tới việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, làm họ họ nhận thức được sự tồn tại của sản phẩm hay dịch vụ. ( Nội dung nên sử dụng: Benefit, Influencer, Solution)
- Interest ( Giai đoạn quan tâm): Thu hút được sự quan tâm có lẽ là giai đoạn khó nhất trong mô hình này. Sau khi có được sự chú ý của khách hàng, doanh nghiệp phải nghĩ đến phương án để có được sự quan tâm của khách hàng, để khách hàng có sự thích thú đến một nhóm sản phẩm. Doanh nghiệp phải luôn đặt ra câu hỏi như “ tại sao khách hàng lại tìm đến mình?”, “ họ có nhu cầu quan tâm về vấn đề gì?” để có thể tạo được những content dành được sự quan tâm của khách hàng. ( Nội dung nên sử dụng: Report, Tips, Solution, Storytelling)
- Desire ( Giai đoạn mong muốn): Cố gắng kích thích sự mong muốn mua sản phẩm của mình từ khách hàng bằng cách tăng cường những trải nghiệm cho khách hàng như dùng thử miễn phí hoặc cho khách hàng thấy được những trải nghiệm, đánh giá tích cực từ người dùng khác ( Nội dung nên sử dụng: Storytelling, Review, hướng dẫn so sánh sản phẩm)
- Action ( Giai đoạn hành động): Giai đoạn cuối cùng của phễu nên vừa kết hợp nuôi dưỡng khách hàng trong quá trình mua hàng và tiếp tục chia sẻ kiến thức, duy trì mối quan hệ với khách hàng để lâu dài khách hàng có thể trở thành khách hàng trung thành ( Nội dung nên sử dụng: Ưu đãi, phiếu quà tặng, CTA,..)
IV. Concept viết headline
V. Lỗi thường gặp khi viết content
– Lỗi chung
Những lỗi thường gặp | Cách xử lý |
Sai lỗi chính tả | Dùng trình duyệt sửa lỗi của word, xem kỹ lại trước khi public |
Bài viết bị “thụ động”, tương tác kém | – Xác định rõ nội dung phù hợp với doanh nghiệp và khách hàng – Chia sẻ những thông tin xung quanh sản phẩm/ dịch vụ của bạn – Xem lại headline |
Chưa hấp dẫn khách hàng hành động | – CTA rõ ràng, nổi bật, sử dụng ngôn từ kích thích hiệu quả – Thể hiện được việc thương hiệu giải quyết được vấn đề |
Tài liệu tham khảo không rõ ràng | – Chỉ viết những nội dung đã được kiểm chứng – Trích nguồn uy tín |
Viết lan man, quá dài | – Bài viết cần có luận điểm rõ ràng – Phân tách đoạn phù hợp để dễ nhìn, dễ đọc ( tối đa 3-5 dòng trong 1 đoạn) |
Một nội dung nhiều thông điệp | Chỉ nên truyền tải một thông điệp trong một nội dung |
– Lỗi chi tiết
Những lỗi thường gặp | Cách xử lý |
Khẳng định không có kiểm chứng VD: Chung tôi rất uy tín | Sử dụng những câu từ, con số mang tính khẳng định VD: Chúng tôi là thương hiệu bảo hiểm nằm trong TOP 3 công ty bảo hiểm có vốn điều lệ cao nhất thị trường (15.311 tỷ đồng) và có mặt ở 62 quốc gia trên thế giới. |
Chèn quá nhiều icon vào bài viết | Hạn chế sử dụng nhiều icon, chỉ nên sử dụng tối đa 2-3 icon trong bài viết |
Mỹ phẩm ABC an toàn cho sức khoẻ 100% | Mỹ phẩm ABC có chứng nhận FDA của Mỹ bảo đảm an toàn |
Lặp nghĩa VD: Tom là một người rất siêng năng và chăm chỉ | Đọc kỹ, rà soát lại nghĩa VD: Tom là một người rất siêng năng |
VI. Career Path
– Học Content Marketing nên bắt đầu từ đâu?
- Học và hiểu phễu AIDA
- Hiểu khách hàng
- Hiểu sản phẩm
- Trải nghiệm nhiều nền tảng: Facebook, Linkedin, Instagram, Website, Blog,…
- Học, đọc càng nhiều càng tốt. Để ý tất cả mọi thứ dựa trên các câu hỏi theo cấu trúc 5W – 1H, chủ yếu là câu hỏi “Why”.
- Viết nhiều loại content với nhiều định dạng trên các nền tảng khác nhau
- A/B Test liên tục
- Tham khảo nhiều case-study của các đầu báo lớn, uy tín như BrandsVietnam, Advertising Vietnam,…để có thêm ý tưởng xây dựng campaign, branding cho sản phẩm
– Cần có những tố chất và trang bị những kỹ năng nào để làm Content Marketing?
- Tố chất
- Tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi
- Sáng tạo và luôn bắt xu hướng
- Chi tiết và tỉ mỉ
- Có tinh thần trách nhiệm cao, biết cách quản lý thời gian hiệu quả
- Có con mắt thiết kế, tư duy hình ảnh
- Kỹ năng
- Kiến thức nền tảng về Content và Digital Marketing
- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm thông tin
- Nghiên cứu thị trường và dữ liệu
- Kỹ năng đo lường hiệu quả
VII. Q&A
1. Trong bảng tuần hoàn có quá nhiều yếu tố, vậy làm về content cho social nên tập trung vào một số ô quan trọng nào?
- Đầu tiên phải xác định mục tiêu cho kênh social ( VD: mục tiêu về traffic, branding, lead,…)
- Tiếp theo lựa chọn kênh social phù hợp ( VD: mục tiêu về branding thì nên sử dụng những kênh nào,…)
- Và sử dụng các yếu tố content marketing thường dùng đã đề cập ở trên để áp dụng
2. Hiện nay, quảng cáo chủ yếu bán hàng luôn chứ ít khi content sử dụng đủ phễu AIDA. Theo chị nếu một sản phẩm dễ mua như thời trang thì có nên dùng AIDA không hay cứ viết bài bán hàng trực tiếp ạ?
- Trong quá trình bán hàng, chỉ có khoảng 4 – 5 % khách hàng là tiếp xúc lần đầu với bài bán hàng trực tiếp và chốt sale, đây là lý do để chúng ta cần cung cấp thêm các nội dung khác để nhằm thuyết phục, lấy niềm tin từ khách hàng.
- Hơn nữa, trong quá trình bán hàng (ví dụ trên fanpage) chúng ta cũng có thể bổ sung các content khác trong kịch bản để dễ dàng thuyết phục khách hàng hơn.
- Nếu một sản phẩm dễ mua như thời trang vẫn nên áp dụng đa dạng nội dung đủ AIDA trên các điểm chạm với khách hàng như content fanpage, website, kịch bản chat, telesale….
3. Chị có thể chia sẻ các tips viết bài storytelling hiệu quả không ạ, thường em hay viết bị dài và khi đọc lại không thấy làm nổi bật ý mình muốn truyền tải.
- Lưu ý về headline phải thể hiện được “nỗi đau” khách hàng để có thể giải quyết được vấn đề.
- Storytelling không cần thiết phải viết ngắn, những nội dung dài thường có cảm giác được tin tưởng hơn, có tính chuyển đổi cao.
- Trong thời điểm viết phải có những điểm cao trào để giải quyết, gỡ rối những nút thắt.
- Recommend cuốn sách: 100 ý tưởng viết quảng cáo tuyệt hay- Andy Maslen
4. Lưu ý content như thế nào để tăng lượt traffic, kết hợp quảng cáo dựa trên các google ads, facebook ads, zalo ads? Điểm khác nhau giữa content của các nền tảng với content trên các trang TMĐT. Có nên sử dụng thêm các tính năng tự động?
- Chúng ta cũng biết việc đẩy quảng cáo Google, Facebook, Zalo với mục tiêu truy cập website thì lượng traffic sẽ tăng lên. Tuy nhiên để có thể tối ưu nhất số tiền bỏ ra để thu về nhiều traffic nhất, chúng ta cần biết cách thể hiện nội dung. Mình có thể đưa ra một vài tip nhỏ để các bạn có thể tối ưu traffic trên một lượng chi phí bỏ ra:
- Content viết liên quan đến khách hàng. Nếu tối ưu trên google search các bạn có thể viết theo từ khóa tìm kiếm, tối ưu website chuẩn SEO để google hiểu và đánh giá bài viết đó hiệu quả. Như vậy khi khách hàng đọc các nội dung tóm tắt như tiêu đề, mô tả ngắn, khách hàng mới click vào để xem chi tiết.
- Cách viết tiêu đề, hình ảnh đại diện, mô tả ngắn cho nội dung ngoài việc viết theo từ khóa tìm kiếm của khách hàng. Chúng ta có thể viết theo Paint Point, Gain của khách hàng từ đó mới khiến cho khách hàng click vào xem chi tiết.
- Có một tip nhỏ nữa mà các bạn có thể làm đó là sử dụng các số liệu, từ khóa gây cảm xúc, tính từ mạnh, gây tò mò để “giật tít” cho bài viết của mình, đây cũng là cách mà nhiều Content Creator hay làm.
- Tùy thuộc vào nền tảng chúng ta đăng tải nội dung, để có thể trình bày content hiển thị trên nền tảng đó một cách thu hút, bắt mắt, gây tò mò để khách hàng tiếp tục tìm hiểu chi tiết.
- Điểm khác nhau giữa content của các nền tảng với content trên các trang TMĐT
- Mỗi nền tảng sẽ có những cách thể hiện content khác nhau. Trên một nền tảng với nhiều vị trí hiển thị khác nhau lại cần một cách thể hiện content khác nhau. Đây là một câu hỏi rộng vì vậy tôi sẽ chia sẻ chi tiết nếu là một câu hỏi cụ thể trên một nền tảng cụ thể nhé.
- Có nên sử dụng thêm các tính năng tự động?
- Tính năng tự động giúp cho chúng ta giảm bớt các thao tác thủ công bằng tay nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng quá các tính năng tự động vì bản thân con người khi tương tác với thương hiệu rất muốn nói chuyện trực tiếp với đại diện thương hiệu đó.
- Nếu người thiết lập các kịch bản tự động không lường hết được các trường hợp, câu hỏi của khách hàng sẽ dẫn đến việc tự động nhưng không mang lại câu trả lời thỏa đáng với khách hàng. Đôi lúc còn gây khó chịu, phản tác dụng, khách hàng dễ rời bỏ thương hiệu để tìm một thương hiệu khác.
=> Nên sử dụng tính năng tự động vào một số trường hợp cần thiết để giảm thiểu sức người, tăng năng suất công việc. Cũng cần có sự chuẩn bị tốt, và các phương án dùng con người để thay thế trong một số trường hợp cần thiết.
Link sự kiện: Bí Mật Content Marketing Là Gì?
Tìm hiểu thêm về Content Marketing Tại đây.