Xu hướng content marketing luôn thay đổi, việc cập nhật liên tục các xu hướng mới, biến đổi một cách độc đáo và linh hoạt là điều cần thiết để doanh nghiệp của bạn không bị tụt lại phía sau. Cùng điểm qua 12 xu hướng content marketing được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2022.
1. Tập trung vào trải nghiệm nội dung tốt hơn
Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Không có gì lạ khi sở thích của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi. Do đó, các nhà làm chiến lược tiếp thị nội dung cần liên tục cập nhật sở thích, hành vi của đối tượng mục tiêu để tạo ra trải nghiệm khách hàng một cách toàn diện.
Và để làm được như vậy thì cần đầu tư nhiều thời gian trong việc nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai nội dung hấp dẫn, gắn kết với họ.
2. Gia tăng sử dụng nội dung tương tác
Một nội dung tiếp thị được xem là hiệu quả là một nội dung tiếp thị thu hút sự chú ý của khách hàng và giữ chân họ trên trang web lâu hơn.
Các cuộc thăm dò và những câu đố hack não đã được các nhà marketing áp dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Năm 2022 sẽ hứa hẹn việc sử dụng nhiều nội dung tương tác theo các cách hấp dẫn khác nhau.
3. Hướng đến các nội dung đồng cảm hơn
Tiếp thị đồng cảm là chiến lược tiếp thị dựa trên sự thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc của khách hàng.
Năm 2021 là năm khó khăn trên cả thế giới, chính vì thế mà chúng ta được chứng kiến các thương hiệu xây dựng những câu chuyện xoay quanh về con người. Và năm 2022, chúng ta sẽ còn được thấy nhiều hơn nữa.
Tiếp thị đồng cảm dễ dàng giành được trái tim của khách hàng, từ đó tạo được niềm tin, kết nối gần gũi hơn với họ, biến họ trở thành bạn.
Hãy nhớ rằng, chìa khóa để tạo nên một chiến dịch tiếp thị đồng cảm thành công là tính chân thật. Các nhà tiếp thị cần đặt mình vào vị trí của khách hàng, đồng cảm với những khó khăn mà họ gặp phải. Chỉ có như thế, nội dung được sản xuất mới thực sự truyền cảm hứng và chạm đến trái tim của họ.
4. Video Marketing chiếm vị trí quan trọng
Video vẫn sẽ tiếp tục thống trị thị trường tiếp thị.
Những cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng, hơn 72% người dùng thích video hơn là văn bản để tìm hiểu thông tin.
Người xem ngày càng bận rộn và thiếu thời gian, những video thời gian ngắn nhưng cung cấp đầy đủ thông tin, truyền tải thông điệp mạnh mẽ sẽ càng trở nên có giá trị cao và thu hút được sự chú ý của họ.
5. Kết hợp giữa sự kiện trực tuyến và trực tiếp
Trước tình hình của đại dịch, người dùng đang dần biết cân bằng giữa tương tác trực tiếp và trực tuyến.
Các thương hiệu cũng có những đổi mới trong chiến lược tiếp thị của mình, kết hợp giữa các sự kiện trực tuyến và trực tiếp để thích ứng với môi trường cũng như nhu cầu của khách hàng.
Năm 2022, các webinar, livestream vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; đồng thời các hội nghị, hội thảo cũng sẽ dần quay trở lại.
Xem thêm: [Online Sharing] Sales 101: Nghệ thuật Sales của một nghệ sĩ tài ba
6. Siêu cá nhân hóa
Trong khi nỗ lực cá nhân hóa vẫn tiếp tục hữu ích, thì xu hướng siêu cá nhân hóa sẽ xuất hiện càng nhiều hơn trong năm 2022.
Siêu cá nhân hóa là phương pháp tiếp thị theo hướng cung cấp nội dung theo sở thích, mong muốn và nhu cầu của từng người.
Netflix là một trong những thương hiệu thành công trong sử dụng chiến lược siêu cá nhân hóa.
7. Infographics – một xu hướng content marketing được săn đón
Bộ não con người có xu hướng xử lý hình ảnh nhanh chóng hơn văn bản. Vì vậy, hãy sử dụng các hình ảnh nổi bật để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Infographics là một hình thức thể hiện những thông tin, kiến thức hay dữ liệu bằng hình ảnh. Nếu được làm tốt, chỉ cần lướt qua Infographic, người tiêu dùng cũng có thể hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền tải là gì, từ đó đem lại trải nghiệm hấp dẫn cho họ.
Canva, Visualize và Google Developer là những công cụ tuyệt vời mà bạn có thể xem xét để tạo ra những infographic thu hút người tiêu dùng.
8. Cung cấp nội dung bằng âm thanh
Podcast đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên trong những năm trở lại đây, nó đã chứng minh được tiềm năng và sức hút không hề tầm thường. Theo thống kê của Forbes, tính tới thời điểm hiện tại, có khoảng 54 triệu người đã và đang nghe Podcast trên toàn thế giới – quả là một con số đáng kinh ngạc.
Khác với những văn bản khô khan, Podcast dễ dàng truyền tải nội dung cảm xúc thông qua giọng nói. Người dùng cũng có thể biết thêm được thông tin về một chủ đề nào đó khi đang thực hiện các công việc khác, hay tránh được sự mệt mỏi khi tiếp xúc với màn hình máy tính quá lâu.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ như vậy, các nhà Marketer cần tập trung vào việc tạo ra nhiều nội dung dưới dạng âm thanh hơn để thu hút khách hàng mục tiêu.
9. Tìm kiếm bằng giọng nói
Sự bùng nổ cách mạng số 4.0 khiến cho các trợ lý điều khiển bằng giọng nói như Siri, Google Assistant và Alexa ngày càng được tin dùng.
Tuy nhiên, tìm kiếm bằng giọng nói sẽ ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị nội dung và SEO của bạn. Thay vì viết cho các từ khóa như “Công cụ Marketing hiệu quả” điều quan trọng là trả lời câu hỏi như “Này Google, các công cụ Marketing hiệu quả là gì?”. Nếu các marketer không tối ưu hóa nội dung tìm kiếm bằng giọng nói thì chắc chắn bạn đang bỏ lỡ đi nhiều lưu lượng truy cập.
Nhờ sự nhanh chóng và tiện lợi hơn trong quá trình tìm kiếm thông tin, tìm kiếm bằng giọng nói ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, các nhà làm tiếp thị cần tích hợp hình thức này vào chiến lược của mình.
10. Xem xét sử dụng công nghệ AI
Với hiệu quả mà nó đem lại, AI đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tiếp thị nội dung cũng không ngoại lệ.
Tích hợp AI có thể cải thiện nội dung của chiến lược tiếp thị tốt hơn, tiết kiệm thời gian, giúp cải thiện hiệu suất hoạt động trực tuyến.
Trong năm 2022 và nhiều năm sau nữa sẽ chứng kiến khả năng của AI trong việc phân tích dữ liệu, tối ưu hóa các bài đăng trên blog, tích hợp chatbot đem lại sự hài lòng trong quá trình trải nghiệm của khách hàng,…
Tuy nhiên những quyết định mang tính sáng tạo, chiến lược hay sự thấu hiểu, đồng cảm với khách hàng thì AI chưa thực hiện được tốt. Mặc dù vậy, AI đang được sử dụng theo nhiều cách để tối ưu hóa nội dung trên website.
11.Tìm kiếm bằng hình ảnh
Bạn đã từng rơi vào tình huống khi muốn tìm hiểu thêm thông tin hay muốn mua một sản phẩm nào đó nhưng không biết chính xác sản phẩm đó được gọi là gì? Có lẽ khách hàng cũng rơi vào tình huống đó giống như bạn ít nhất là một lần.
Rất nhiều nền tảng và ứng dụng như Pinterest, Amazon hay Google đã cho phép người dùng tìm kiếm bằng hình ảnh.
Theo một số nghiên cứu, xu hướng tìm kiếm bằng hình sẽ tiếp tục phát triển và nó đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một phần của chiến lược nội dung tiếp thị để thúc đẩy các tìm kiếm thông tin của người dùng.
12. Thực tế tăng cường (AR)
Thực tế tăng cường ngày càng được nhiều doanh nghiệp thử nghiệm và sử dụng để tạo ra trải nghiệm thú vị hơn cho khách hàng.
Pokemon Go, IKEA sử dụng AR để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, hay Shopee đang thử nghiệm tính năng AR giúp người mua thử các sản phẩm thuộc ngành Mỹ phẩm.
Sử dụng thực tế tăng cường AR giúp cho nội dung tiếp thị của bạn trở nên ấn tượng hơn, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng của bạn.