Đối với Website và App, các thiết kế về UI/UX là bắt buộc phải có và thực sự phải cần nhiều kỹ năng nếu muốn Website của bạn trông thật chuyên nghiệp và có lượt tương tác ổn định.
Nếu bạn đang tự hỏi UI/UX rốt cuộc là cái gì mà lại cao siêu thế thì hãy đọc hết bài viết này để có một cái nhìn tương đối đầy đủ nhé!
Và nếu bạn đang mong muốn trở thành một UI/UX Designer thì đây chính là những bước khởi đầu dành cho chính bạn. Đó là một hành trình dài cần có nhiều yếu tố, nhưng việc chuẩn bị cho mình một nguồn kiến thức vững vàng là việc bạn nên hoàn thành trước tiên.
1. UI/UX là gì?
1.1. UI là gì?
UI hay User Interface, còn được hiểu là giao diện người dùng. Nói đến đây thì chắc là với những người rành về công nghệ, bạn cũng mường tượng ra được UI là như thế nào rồi đúng không?
Khi bạn truy cập vào bất cứ Website hay App nào thì những gì hiển thị trên đó đều là những giao diện người dùng, cái mà bạn có thể trực tiếp nhìn thấy và thao tác trên trang.
Để cho rõ ràng hơn, UI là tập hợp các yếu tố mà người dùng có thể tìm thấy ở trên Website hoặc App từ bố cục, màu sắc, hình ảnh, font chữ, v.v.
Không có một Website nào tồn tại mà không có giao diện cho người dùng, và nó chính là thứ để bạn truyền tải được hết những gì mà bạn mong muốn như nội dung, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, v.v.
Giao diện người dùng càng sáng tạo, càng mang phong cách thương hiệu riêng thì hiệu quả nhận diện và tương tác càng cao. Và đây là lý do mà vì sao các UI/UX Designer luôn rất quan trọng và được các nhãn hàng săn đón thường xuyên.
1.2. UX là gì?
Nếu UI là giao diện người dùng, thì chất lượng của nó sẽ tạo nên UX hay còn gọi là User Experience, nghĩa là Trải nghiệm người dùng.
User Experience được thể hiện qua những đánh giá và phản hồi của khách hàng khi họ tương tác trên Website, sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Một User Interface mang tính logic, dễ sử dụng, nắm bắt được tâm lý người dùng thì User Experience càng cao. Mà những đánh giá trải nghiệm người dùng đem về cũng sẽ giúp cho các designer nghiên cứu được hành vi người dùng từ đó tùy chỉnh lại bố cục, vị trí sản phẩm, v.v… để người dùng cảm thấy tiện lợi nhất và sử dụng Website một cách hiệu quả nhất.
Đó là một trong những lý do mà UI và UX thường đi kèm với nhau, nó bổ trợ cho nhau để cùng đạt được những hiệu quả và mục đích chung.
2. UI/UX Design là gì?
2.1. Thiết kế giao diện người dùng (User Interface Design)
Thiết kế giao diện người dùng là hoạt động sử dụng tư duy thẩm mỹ sáng tạo kèm những kỹ năng về mặt kỹ thuật và công nghệ của UI Designer để tạo nên giao diện đồ họa của Website, App từ màu sắc, layout, các tính năng, bố cục, cách sắp xếp và minh họa sản phẩm,v.v…
2.2. Thiết kế trải nghiệm người dùng (User Experience Design)
Thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ dựa trên những trải nghiệm thực tế giao diện để thực hiện một quá trình dài: từ nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển nội dung cho đến kiểm tra đánh giá kết quả. Từ đó, hoạt động thiết kế này sẽ đảm bảo rằng khách hàng sẽ có sự hài lòng nhất định với giao diện mà các UX Designer đã cải thiện, nâng cấp.
UX Designer sẽ luôn phải không ngừng quan sát và thấu hiểu khách hàng để tùy chỉnh lại các thiết kế giúp cho họ trở nên hứng thú hơn với sản phẩm.
3. Một số điểm khác biệt trong UI/UX Design.
Sau khi tìm hiểu qua hai mục đầu tiên chắc hẳn bạn vẫn còn đang lơ mơ và cảm thấy hai khái niệm này rất dễ nhầm lẫn, khó tách biệt.
Vậy thì mình có thể phân biệt UI và UX thông qua những đặc điểm sau đây:
User Interface Design (UI) | User Experience Design (UX) |
|
|
UI và UX tuy khác nhau nhưng không thể tách rời nhau, mà nó có một mối quan hệ rất thân thiết, bổ trợ cho nhau cùng đạt một mục tiêu cuối cùng là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website dựa trên tính thân thiện, tiện lợi, linh hoạt mà thiết kế giao diện và người dùng cung cấp.
Thông thường, UI và UX Designer thường là cùng một người. Họ tập trung phát triển kỹ năng và khả năng của bản thân để có thể hoàn thành tốt được cả hai công việc này vì như vậy mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và dễ kiểm soát hơn.
Còn nếu UI và UX Designer là hai người khác nhau thì họ cần phải cùng ngồi lại, làm việc và trao đổi chặt chẽ với nhau. Ở đây cần sự thấu hiểu của cả hai để tổng hợp kết quả làm việc được chính xác và phù hợp nhất.
4. Tìm hiểu về công việc của UI/UX Designer.
4.1. Công việc của một UI Designer.
Các công việc liên quan đến thiết kế giao diện của sản phẩm:
- Muốn có được những ý tưởng tốt nhất cho việc thiết kế giao diện Website, ứng dụng, UI Designer cần phải phân tích Insight, sở thích, hành vi của khách hàng để đáp ứng được những mong muốn, nhu cầu của họ ngay trong các thiết kế của mình.
- Nghiên cứu khách hàng để có những ý tưởng thiết kế phù hợp nhất.
- Xây dựng thương hiệu và đồ họa dựa trên những phân tích và nghiên cứu khách hàng.
- Xây dựng những bản hướng dẫn sử dụng giao diện để đảm bảo tất cả những chi tiết thiết kế cho trang Web của bạn đều có ý nghĩa nhất định và thuyết phục được người sử dụng.
Các công việc nhằm nâng cao khả năng phản hồi và tương tác của người dùng Internet:
- Tạo mẫu giao diện người dùng với những bản demo nhằm mục đích nhờ những người thân quen thử nghiệm trước và cho đánh giá chi tiết về giao diện sản phẩm.
- Người thiết kế giao diện người dùng cần phải chú ý tới sự tương tác và hoạt ảnh cho người sử dụng.
- Tìm cách để giao diện được thiết kế phải thích ứng được với tất cả các kích thước màn hình thiết bị như điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng. HÌnh ảnh được đề xuất phải đảm bảo có chất lượng cao, dung lượng được tối ưu và phù hợp với chủ đề.
- Cùng phối hợp và triển khai kết quả với nhà phát triển Website, App để công việc được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả nhất.
4.2. Công việc của một UX Designer.
Có lẽ sau khi xem bản tóm tắt công việc dưới đây bạn cũng dễ dàng nhận ra công việc của một UX Designer thường thì sẽ phức tạp hơn gồm có:
Các công việc liên quan đến chiến lược và nội dung như:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đây là bước đầu tiên thường phải có trong bất kỳ một chiến lược nào. Việc phân tích đối thủ giúp tìm ra những ưu, nhược điểm của họ, từ đó, tạo nên những ý tưởng vượt trội hơn để có cơ hội cạnh tranh trong thị trường lớn mạnh này.
- Phân tích khách hàng để bằng những dữ liệu thu thập được về trải nghiệm của họ khi sử dụng Website cũng như những dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu mình.
- Cơ cấu hoặc vạch ra chiến lược cho sản phẩm.
- Phát triển nội dung.
Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu:
- Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu để thử nghiệm trước.
- Những lỗi được phát hiện ra trong quá trình thử nghiệm sẽ được xử lý và tiến hành kiểm tra lặp đi lặp lại để tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho vấn đề.
- Lên kế hoạch phát triển ngay những sản phẩm cuối cùng để cung cấp một trải nghiệm thật tuyệt vời cho người dùng.
Những công việc cuối cùng sẽ là thực hiện và tiến hành phân tích:
- Phối hợp với nhà thiết kế giao diện người dùng để có sự thống nhất trong các thiết kế, đảm bảo yếu tố khách quan, cung cấp cho người dùng những tính năng tốt nhất.
- Khi đã thống nhất được thiết kế, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ phối hợp với các nhà phát triển để triển khai Website hoặc ứng dụng.
- Theo dõi mục tiêu để phát hiện ra những vấn đề kịp thời.
- Phân tích và lặp lại để có được những thay đổi phù hợp nhất đối với trải nghiệm người dùng.
5. Muốn trở thành UI/UX Designer cần những kỹ năng gì?
Sau khi tìm hiểu xong một list dài các công việc của UI/UX Designer thì chắc hẳn bạn đang nghĩ vậy một người cần có kỹ năng gì để có thể hoàn thành được được tốt, đảm bảo hiệu quả, chính xác lượng công việc dày như thế đúng không?
Nếu bạn đang có những băn khoăn như vậy thì bài viết này sẽ cho bạn biết sở hữu những kỹ năng và khả năng gì thì có thể trở thành một UI/UX Designer nhé!
- Sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ thiết kế đồ họa như Photoshop, Sketch, Figma, Adobe XD, Illustrator…. Cùng với đó là kỹ năng tin học văn phòng tốt, có khả năng vẽ phác thảo, mô phỏng (nếu bạn là một UX Designer).
- Phải có tư duy thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính logic cao.
- Chịu được áp lực lớn với khối lượng công việc không hề nhỏ.
- Có tính chủ động và trách nhiệm cao.
- Có khả năng quan sát và phân tích đối tượng, dữ liệu để tìm ra được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới thiết kế.
- Khả năng tìm kiếm thông tin và tư duy chọn lọc.
- Bạn nên có một nền tảng cơ bản về công nghệ thông tin thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Dù khả năng của bạn đến đâu, ở mức độ nào thì quan trọng là bạn vẫn luôn cần phải giữ vững tinh thần ham học hỏi và cầu tiến, không ngừng đổi mới bản thân để thích ứng với xu hướng công nghệ mới. Chỉ có học và thực hành qua những kiến thức bản thân đã tìm kiếm được thì thành công sẽ đến với bạn nhanh thôi.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích và bắt đầu chặng hành trình trở thành một UI/UX designer một cách suôn sẻ và sớm có thành quả.