Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mô hình phát triển bản thân trong Marketing

[ Webinar #5] Mô hình phát triển bản thân trong Marketing

Table of Contents

Đối với mỗi người quá trình phát triển bản thân rất quan trọng và diễn ra xuyên suốt cuộc đời. Vậy đối với một Marketer, họ đã chuẩn bị cho mình một mô hình để phát triển bản thân hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

I. Tổng quan về ngành Marketing

1. Lịch sử hình thành Marketing

Marketing được hình thành bởi 2 yếu tố:

  • Kinh tế học tư bản
  • Tâm lý học hành vi

=> Hai điều này sinh ra cho ta thấy được bản thân phải luôn khác biệt để cạnh tranh. Vì vậy sự thay đổi là yếu tố kiên quyết của ngành. 

2. Thách thức của ngành Marketing

Thay đổi và khác biệt từng ngày. Từ đó sinh ra những khó khăn, thách thức cho những bạn đang theo đuổi Marketing:

– Khả năng đào thải cao 

  • Môi trường công ty, thị trường, mọi thứ luôn thay đổi
  • Kiến thức luôn thay đổi, đổi mới, mục tiêu phía sau luôn cao hơn mục tiêu phía trước và công ty luôn phải phát triển, bắt kịp xu thế nên họ luôn ưu tiên tuyển những ứng viên trẻ, khỏe

– Áp lực công việc

  • Áp lực của việc sáng tạo liên tục
  • Áp lực của doanh số
  • Áp lực của việc phát triển phải có chiều sâu

– Cần hiểu đa dạng phòng ban

  • Cần phải hiểu về kinh doanh
  • Hiểu về sản phẩm, cần phải cập nhật, làm mới liên tục phù hợp thị trường
  • Hiểu về vận hành
  • Và nhiều chuyên môn khác nhau

– Phát triển liên tục

  • Thị trường, xã hội luôn thay đổi nên đi kèm đó kiến thức Marketing phải cập nhật liên tục ( VD: thay đổi thói quen mua offline sang online)
  • Khó cân bằng cuộc sống

3. Định nghĩa về Marketing

– Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Marketing là tập hợp các hoạt động, thể chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông, cung cấp và trao đổi hàng hoá dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và cộng đồng

– Định nghĩa mà diễn giả đúc rút được: Marketing là tập hợp quá trình biến đổi tâm lý khách hàng từ trạng thái chưa có nhu cầu tới khi khách hàng mua hàng lần 1 và quay trở lại tiếp tục mua hàng.

  • Mục đích của Marketing là khách hàng nhớ sản phẩm, yêu sản phẩm và khách hàng mua sản phẩm của tôi

4. Mục tiêu học Marketing

  • Dù học đúng hay trái ngành, học đã đủ chuyên sâu hay chưa thì vẫn xác định gắn bó với nghề Marketing
  • Xác định Marketing là một phép thử trong tương lai
  • Để có thêm một kỹ năng, chuyên môn mới để phục vụ một điều gì đó

II. Phương pháp học Marketing

1. Một số phương pháp hay

a. Shu -ha -ri

  • Shu: Tuân thủ một cách tuyệt đối, bắt chước theo
  • Ha: Sau khi đã tuân thủ, học tập một cách đầy đủ rồi chuyển qua tuỳ chỉnh -tối ưu
  • Ri: Khi bạn đã hiểu những vấn đề cốt lõi đó thì hãy quên đi kiến thức cũ và tư duy ra một phương pháp mới

b. Know -how

  • B1: Muốn làm một việc gì thì phải hiểu được việc đó giúp ích những gì, hiểu vấn đề đó để làm gì?
  • B2: Tìm hiểu về cách làm

2. Phương pháp tiếp cận vấn đề trong Marketing

Phương pháp học: Set Skills + Tích lũy đủ thời gian

– Cách để list ra những set skills đúng

  • Tìm kiếm các nguồn online là một nguồn miễn phí
  • Đọc sách tài liệu liên quan đến ngành
  • Học các khóa Marketing Foundation
  • Tìm người hướng dẫn/ mentor

– Phân tích các kỹ năng cần có

Cách 1: Theo từng giai đoạn

phân tích kỹ năng theo từng giai đoạn

Cách 2: Theo bộ

phân tích kỹ năng theo bộ

  • Marketing mindset (tư duy marketing)
  • Marketing Knowledge (kiến thức marketing)
  • Marketing Skills (kỹ năng marketing)

– Tích lũy đủ thời gian: Quy tắc 10.000 giờ

Quy tắc 10.000 giờ

  • 1 năm đầu tiên: Tìm hiểu những gì thuộc về căn bản, tập trung vào những thứ cơ bản nhất, không lan man.
  • 3 năm tiếp theo: Khi đã có những kiến thức nền tảng đó, thì hãy áp dụng những kiến thức nền tảng đó có tính cải tiến.
  • 10 năm: Tự sáng tạo ra những điều hay ho hơn theo góc nhìn của bản thân.

– Cơ hội của ngành:

phát triển theo chiều dọc

  • Đi theo chiều dọc: Trở thành chuyên gia
    • Chuyên môn
    • Ngành hàng

=> Học sâu về một mảng kiến thức, ngành hàng

phát triển theo chiều ngang

  • Đi theo chiều ngang: Trở thành quản lý
    • Quản lý chung
    • Quản lý chuyên môn

=> Học hiểu chuyên môn và học kỹ năng quản lý

III. Những lời khuyên trong quá trình phát triển bản thân

1. Không có gì là copy 100% hết.

Những gì mình thấy được đừng vội vàng áp dụng, làm theo, chưa chắc điều đó đã phù hợp với doanh nghiệp của bạn

2. Kết nối

  • Cố gắng tìm kiếm một người mentor, họ sẽ cho bạn những góc nhìn, lời khuyên cho con đường của bạn
  • Networking cũng là một yếu tố giúp bản thân có thể phát triển và tạo ra được các mối quan hệ cần thiết sau này

3. Lưu trữ

công cụ lưu trữ kiến thức Notion

  • Kiến thức luôn update thường xuyên và rất nhiều và biết được bản thân có thể đúc rút những gì từ đó
  • Lưu trữ những kiến thức hàng ngày bằng thói quen của bản thân, tạo thói quen cho bản thân luôn tiếp thu và lưu trữ những kiến thức mới thường xuyên
  • Sử dụng những công cụ để có thể lưu trữ kiến thức: Google Drive, Notion,…

4. Hiểu bản chất

Hiểu và tin tưởng những sản phẩm

  • Làm việc gì cũng phải hiểu được bản chất của ngành, vấn đề của công việc
  • Phải có một góc nhìn của bản thân về vấn đề

5. Công thức Doanh thu= Giá bán x số lượng

  • Tăng thị phần tại các thị trường đã có
  • Mở rộng thị trường bán
  • Tăng doanh thu/1 khách hàng hoặc 1 sản phẩm (increase consuming volume or frequency, shorten product lifecycle…)
  • Mở rộng tập KH mục tiêu
  • Mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm
  • Cross-selling, bundled sales, co-branding…
  • Tái cơ cấu, cắt giảm chi phí
  • Tăng doanh thu nhờ các chương trình loyalty, xây dựng lovemark…

6. Xem khách hàng là trung tâm

Mô hình các nhiệm vụ trong marketing7. Tạo những thói quen tốt

Câu châm ngôn trong quá trình phát triển bản thân

  • Luyện tập sự sáng tạo bằng case study
  • Kỷ luật bản thân

III. Q&A

1. Em hiện đang học Marketing nhưng thấy bản thân không có sự sáng tạo, nhiều lúc làm việc thấy mọi người đưa ra ý kiến hay mà bản thân rất tự ti. Anh có cách nào có thể cải thiện được tư duy không ạ?

  • Nhìn nhận lại bản thân xem mình có thực sự muốn theo đuổi ngành Marketing, ngành thường xuyên đổi mới dựa trên số liệu chứ không hẳn là phải sáng tạo hoàn toàn
  • Hãy tìm hiểu xem sáng tạo thường sẽ có những giai đoạn nào
  • Tạo những thói quen hàng ngày để thu nạp sự sáng tạo, lưu trữ những ý tưởng cho bản thân, hãy để những ý tưởng đó vào những công cụ lưu trữ
  • Hãy đọc thật nhiều case study, để biến cái của họ thành của mình nhưng không copy 100%
  • Hãy tạo cho mình những thử thách mỗi ngày như mỗi ngày nghĩ ra một ý tưởng,…

2. Làm thế nào để anh có thể xác định được những phản hồi của người khác là phù hợp với bản thân và nên cân nhắc ạ?

  • Khi thu nhập một thông tin vào đầu thì hãy khoan đưa ra ý kiến, hãy lắng nghe và đưa ra góc nhìn riêng của bản thân mình
  • Hãy chuẩn bị thật kỹ ý kiến, ý tưởng và bình tĩnh và chuẩn bị sẵn sàng cho sự phản biện. Khi đã có sự chuẩn bị cho bản thân thì bạn sẽ tự tin, sáng suốt hơn và sẽ xác định được đâu là điều mình nên tiếp thu từ người khác và ý kiến nào mình nên cân nhắc

3. Khi thực hiện 1 campaign marketing thì việc anh nghĩ khó khăn nhất là gì ạ?

  • Tuỳ vào từng kế hoạch sẽ có những phần khó khăn khác nhau
  • Theo anh thì phần khó khăn nhất là phần triển khai
  • Nếu như ở 1 kế hoạch, chiến dịch Marketing dài hạn thì sẽ phải triển khai cần làm việc ở nhiều phòng ban, thông tin của chiến dịch đó sẽ phải xuyên suốt và rõ ràng đối với từng phòng ban và phải đảm bảo thông điệp truyền tải đến khách hàng phải đánh trúng insight của họ.

Link sự kiện: Mô hình phát triển trong Marketing

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Play Video about Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Chơi Video
Chơi Video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart

Sign in

No account yet?