Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Mở quyền truy cập tất cả khoá học và tài nguyên!

Công thức viết content

Top list 10 công thức viết content bất bại không nên bỏ lỡ

Table of Contents

Hành trình trở thành một Content Marketer chuyên nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Người mới bước vào nghề thường hay gặp một lỗi sai rất cơ bản, đó là viết theo cảm tính, cảm xúc.

Cảm xúc trong bài viết là tốt, nhưng đôi khi cảm xúc quá nhiều sẽ khiến bài viết trở nên mất tính logic, lạc đề, gây khó hiểu.

Bạn sẽ loay hoay mãi trong vòng luẩn quẩn khi không biết nên triển khai ý bài viết như thế nào cho đủ, cho thu hút.

Mình cũng đã từng rơi vào tình huống như thế, nhiều là đằng khác. Nhưng vấn đề gì cũng sẽ có cách giải quyết, và cách giải quyết của mình là tổng hợp lại toàn bộ công thức viết content kinh điển, dễ áp dụng cho mọi loại nội dung. Mời bạn đọc bài viết để tìm hiểu những công thức này nhé!

Có khá nhiều công thức và khó nhớ nên hãy chú ý note lại để tránh rơi mất kiến thức nha!

Hãy tham gia ngay khóa học “7 Ngày làm chủ Content Marketing” HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ của mình để có trải nghiệm học tốt hơn và nắm được những công thức viết content bất bại này một cách hiệu quả nhất nhé!

CTA Nhận Ngay

1. Công thức viết content bất bại – HSSBC

Công thức đầu tiên trong nhóm công thức viết content hay mà bạn nên tham khảo nhất định phải là HSSBC. Muốn biết vì sao các content phải nằm lòng công thức này thì trước tiên mình nên đi tìm hiểu cấu tạo của nó.

HSSBC là chữ viết tắt của 5 yếu tố chính cần có trong bài viết, bao gồm:

Hook, Selling point A, Selling Point B, Branding PointCTA (Call to Action).

Công thức viết content HSSBC
Công thức viết content HSSBC
  • Hook: Yếu tố thu hút khách hàng.

Hook đối với content dạng văn bản thì thường được biết đến như là tiêu đề/ headline. Còn đối với content dạng video thì nó là một đoạn video ngắn khoảng 3s nhá hàng trước một số nội dung hấp dẫn nhất để kích thích sự tò mò của khán giả.

  • Selling Point A: Là giá trị mà thương hiệu của bạn đem lại cho khách hàng, thường cái mà đối thủ của bạn không có.

Selling Point A thường là những nội dung quan trọng giữ chân khách hàng cho bạn. Để làm nổi bật được SA, một content marketer sẽ phải thật sự hiểu về sản phẩm của mình cũng như hiểu về thị trường và đối thủ. Ta biết được đối thủ có gì, thị trường cần gì và ta có gì khác biệt. Thường thì selling point A này là những giá trị lợi ích cốt lõi của doanh nghiệp.

  • Selling Point B:

Điểm khác biệt giữa SB và SA đó là: SB là những giá trị mà thương hiệu của bạn cung cấp cho khách hàng nhưng đối thủ của bạn cũng có.

Nó sẽ bổ sung và tăng thêm tính thuyết phục, củng cố niềm cho khách hàng.

Thường thì sẽ có những nội dung không phân biệt SA hay SB, nó sẽ được gộp chung với nhau để tạo thành giá trị lợi ích chung mà doanh nghiệp cung cấp. Hoặc cũng có thể là SB sẽ được lược bỏ để nhường vị trí nổi bật cho SA, vì SA sẽ giúp cho khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn tốt hơn.

  • Branding point: Thương hiệu

Trong nội dung, bạn phải làm nổi bật được thương hiệu của mình để khách hàng nhớ tới. Có rất nhiều cách để bạn thể hiện được sức hút của thương hiệu như qua logo, màu sắc chủ đạo, thông tin thương hiệu, địa chỉ website, hay địa chỉ liên hệ,…

  • Call to action: Lời kêu gọi hành động

Trong mỗi bài viết, bạn cần những lời kêu gọi hành động để nhắc khách hàng hãy thực hiện hành động mua hàng của mình. Hãy lưu ý rằng lời kêu gọi này không chỉ đứng ở cuối mỗi bài đăng như bạn vẫn thường nghĩ mà nó có thể được phân bố dàn trải cả bài từ đầu xuống cuối, nó giống như những mũi tên chỉ đường dẫn lỗi cho khách hàng từng bước thực hiện hành động.

Tuy nhiên thì bạn không nên đặt các call to action quá dày, quá nhiều vì sẽ khiến mạch viết của bạn rời rạc, thiếu liên kết và gây khó chịu cho người đọc.

Để tránh việc viết nội dung không hiệu quả, không có mục đích, không chuyển đổi được ra đơn, bạn hãy tìm hiểu thêm về Call to Action ngay nhé!

Ví dụ cho bạn về một mẫu HSSBC:

Ví dụ về công thức viết content HSSBC
Ví dụ về công thức viết content HSSBC

Hook

  • Tiêu đề bài viết “Toner hoa sen có gì đặc biệt mà các nàng mê mẩn đến vậy?”
  • 3s đầu tiên của video

Selling point B

“Cũng như các loại toner thông thường, toner hoa sen cũng có công dụng cấp ẩm, dưỡng da mềm mịn, căng bóng, giúp da được thẩm thấu hơn các dưỡng chất ở mức tối đa, bảo vệ lớp makeup không bị khô nứt”

Selling point A

” Bên cạnh đó toner hoa sen còn được nhiều khách hàng săn đón bởi:

-Trong thành phần sản phẩm không chứa bất kỳ chất hoá học hay hương liệu nào. Sản phẩm được cho ra đời hoàn toàn từ việc chưng cất những cánh sen nguyên chất, hồng tươi từ trong đầm về, vì thế khách hàng không lo bị dị ứng hay kích ứng với toner.

-Mùi hương hoa sen thơm tinh khiết, dịu nhẹ, mát mẻ, không nồng như mùi hương từ hoá học. Khiến người dùng khi sử dụng cảm thấy dễ chịu, thư thái.

-Trời nóng da mẩn ngứa, xịt một làn sương mỏng toner lên da là mát dịu lại ngay.

-Hoa sen có mùa nở nhất định nên số lượng sản phẩm cũng hạn chế. Mùa sen đã sắp qua, các quý khách hàng không nhanh tay là sẽ bỏ lỡ sản phẩm tới tận mùa hè năm tới đó”.

Call to action

“Vậy thì còn chờ gì mà không inbox ngay cho Fanpage để được tư vấn và sở hữu ngay toner hoa sen xinh xắn này!”

Branding point

  • Slogan: DIEP THANH XUAN – AWAKE YOUR BEAUTY
  • Thông tin website, hotline, địa chỉ

2. Công thức viết content PAS

Công thức viết content hay thứ hai mình sẽ giới thiệu cho bạn có tên là PAS. Trong đó:

P – Problem, A – Agitate, S – Solution

Công thức viết content PAS
Công thức viết content PAS
  • Problem: Đưa ra vấn đề

Thông qua những nghiên cứu kỹ về khách hàng, điều bạn cần là phải đưa ngay ra vấn đề mà họ gặp phải đầu tiên để đánh vào tâm lý.

Hãy đảm bảo rằng, bạn cho khách hàng thấy rằng đây là một vấn đề nan giải, cần thiết phải giải quyết tức thì.

  • Agitate: Khoét sâu vấn đề

Bước tiếp theo là tiếp tục cường điệu hóa vấn đề đó lên để khách hàng nhận thấy nó thực sự nghiêm trọng. Nhưng vẫn không nên cường điệu quá mức vì sẽ không chân thực.

  • Solution: Đưa ra giải pháp

Đọc đến đây thì điều khách hàng mong muốn nhất là bạn có thể đưa ra một số giải pháp cho họ. Đấy chính là điều không thể thiếu, bạn có thể sử dụng cơ hội này để chứng minh cho khách hàng thấy thương hiệu của bạn giúp ích được gì cho họ.

Ví dụ: Đối với bài PR sản phẩm cho mẹ và bé sau sinh.

  • Problem: Vấn đề vết rạn trên bụng sau sinh.
  • Agitate: Khó xử lý nếu không can thiệp sớm, vết rạn ảnh hưởng đến vẻ đẹp cơ thể, không thể mặc những trang phục yêu thích.
  • Solution: Sử dụng sản phẩm kem nghệ thảo dược trị thâm, rạn. Bạn có thể cung cấp một số mẹo khác đi kèm để giải quyết vấn đề.

3. Công thức viết content SSS

Nếu như bạn đã biết đến một thể loại content là Storytelling thì nhất định bạn nên biết công thức viết content SSS này.

S – Star, S – Story, S – Solution

Công thức viết content 3S
Công thức viết content 3S
  • Star: Nhân vật

Nghĩ là ngôi sao nhưng được hiểu là nhân vật chính mà bạn nhắc tới trong nội dung của mình. Nhân vật của bạn là ai đó là tùy thuộc vào câu chuyện của bạn. Hãy sử dụng câu chuyện thân mật gần gũi để gắn kết với khách hàng, để khách hàng cảm nhận được họ chính là nhân vật trong câu chuyện mà bạn đang nhắc tới.

  • Story: Câu chuyện – hành trình của nhân vật.

Hãy tập trung thể hiện những giá trị mà câu chuyện muốn mang lại có thể là cho thương hiệu, cho khách hàng hoặc cho sản phẩm.

Hãy kể mạch truyện hấp dẫn, thú vị nhưng hãy đảm bảo ngắn gọn, không lan man dài dòng. Tốt nhất là bạn hãy thể hiện ngay được những nỗi đau, những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải chỉ sau 2-3 câu dẫn dắt, hoặc cho họ biết ngay từ tiêu đề.

  • Solution: Giải pháp

Khi kết thúc câu chuyện, điều quan trọng là bạn phải đưa ra được những giải pháp để khắc phục vấn đề của nhân vật hoặc tự nhân vật đưa ra giải pháp để tự mình vượt qua khó khăn.

Đây chính là mục đích chính mà bạn viết một bài quảng cáo với công thức viết content SSS này.

Hãy đảm bảo giải pháp đó phải gắn liền với những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại.

Ví dụ:

Ví dụ về công thức viết content SSS
Ví dụ về công thức viết content SSS
Ví dụ về công thức viết content SSS

Gần đây trên mạng xã hội đang nhốn nháo vì chiến lược Marketing khá độc lạ đến từ vị trí nhà VIM. VIM đã hợp tác với người nổi tiếng, điển hình như ca sĩ Lưu Hương Giang để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Điều đáng chú ý ở đây là ca sĩ Lưu Hương Giang đã sử dụng nội dung dạng Storytelling, dốc bầu tâm sự để PR cho sản phẩm.

Trong bài post, ta có thể nhìn thấy các thành phần của công thức viết content SSS

  • S – Star: Ca sĩ Lưu Hương Giang
  • S – Story: Cô ca sĩ luôn sáng tác các sản phẩm âm nhạc trong nhà tắm vì đây là nơi yên tĩnh và thoải mái. Nhưng vấn đề là nhà tắm phải thật thơm thì mới ra idea được.
  • S – Solution: Vậy nên cô cũng rất nhanh ý đưa ra giải pháp là sử dụng viên VIM treo bồn cầu cho nhà xí luôn thơm tho, tiện cho việc khai thông ý tưởng.

Thật ra dạng công thức 3S này rất dễ sử dụng nhưng để được viral như ví dụ trên thì bạn cần phải thêm chút yếu tố không ngờ hoặc không thể hiểu nổi vào đó nữa.

Ai mà ngờ được, hẳn là phải vào nhà xí mới sáng tác được ý tưởng âm nhạc đúng không?

4. Công thức viết content AIDA

Nói về top những công thức viết content bất bại thì không thể quên được công thức AIDA. Một công thức được coi như nổi tiếng nhất trong giới Marketing bởi công thức này được sáng tạo ra dựa trên hành trình mua hàng của khách hàng.

AIDA là cụm viết tắt của Attention (chú ý), Interest (Yêu thích), Desire (Khao khát), Action (Hành động).

Công thức viết content AIDA
Công thức viết content AIDA

Mô hình này có dạng hình kim tự tháp úp ngược, đáy rộng và thu hẹp dần lại khi về đỉnh.

  • Giai đoạn đầu tiên Attention:

Người viết nội dung cần phải tập trung vào những yếu tố thu hút khách hàng giống như “Hook” trong công thức HSSBC vậy. Hãy chú ý tới tiêu đề và hình ảnh minh họa đi kèm. Đây là 2 thứ đầu tiên mà khách hàng sẽ nhìn vào

  • Giai đoạn thứ hai – Interest:

Bạn cần kích thích sự hứng thú của khách hàng đối với những thông tin mới lạ bạn cung cấp. Đó có thể là những mối quan tâm, sự lo lắng, nỗi đau hoặc một thứ gì đó khiến họ tò mò.

  • Giai đoạn 3 – Desire:

Bạn cần phải khơi gợi lên niềm khao khát muốn có được sản phẩm của doanh nghiệp bởi vì những đề xuất giải pháp mà bạn cung cấp cho họ giải quyết vấn đề rắc rối mà họ gặp phải.

Khách hàng sẽ nhìn thấy được cái cách mà bạn đang làm cho cuộc sống của họ tốt hơn theo một cách nào đó.

  • Giai đoạn cuối cùng – Action:

Kêu gọi khách hàng hành động sẽ là yếu tố tiên quyết cho tỷ lệ chuyển đổi mà nội dung của bạn có thể đem lại.

Bây giờ thì cùng phân tích qua ví dụ về công thức viết content AIDA này nhé!

Ví dụ về công thức viết content AIDA
Ví dụ về công thức viết content AIDA

Một ví dụ từ một content của Trung tâm tiếng anh nổi tiếng nhất nhì Hà Nội – Topica.

  • A – Awareness: Tiêu đề: PHÁ BĂNG TIẾNG ANH VỚI HÀNG NGÀN PHẦN QUÀ TRONG THÁNG 5
  • I – Interest: Kích thích sự thích thú của người đọc bằng những món quà hấp dẫn
  • D – Desire: Khiến khách hàng khao khát muốn có được bằng cách giởi hạn thời gian đăng ký chương trình quà tặng
  • A – Action: Kêu gọi khách hàng đăng ký nhận quà

Chính việc đi theo mạch tâm lý khách hàng như vậy khiến khách hàng dễ bị “động lòng” hơn. Giờ thì bạn đã bớt lăn tăn trong khoản không biết triển khai ý bài viết như nào rồi!

5. Công thức viết content – FAB

FAB là một công thức viết content đánh một đòn vào tâm lý khách hàng bằng cách làm nổi bật giá trị và lợi ích mà bạn có thể đem đến cho họ.

FAB được cấu tạo từ 3 yếu tố quan trọng:

F – Features, A – Advantages, B – Benefits

  • F – Features: Tính năng sản phẩm

Tính năng hay đặc điểm của sản phẩm là một trong những yếu tố bạn nên thể hiện cho khách hàng thấy. Có thể bạn chưa cung cấp được ngay cho khách hàng, độc giả thấy những gì họ sẽ nhận được từ những tính năng ấy. Nhưng ít nhất nó sẽ là điểm thu hút khách hàng, phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác.

  • A – Advantages: Ưu điểm

Đây là điểm quan trọng mình muốn nhấn mạnh. Ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu chính là thế mạnh nổi bật hơn so với đối thủ. Bạn cần nắm bắt nó để gây ấn tượng với khách hàng của mình.

  • B – Benefits: Giá trị lợi ích mang lại

Thứ mà khách hàng và độc giả của bạn mong đợi là lợi ích mà bạn cung cấp qua nội dung. Sẽ không có ai chỉ hứng thú mãi với một sản phẩm có quá nhiều điểm nổi bật nhưng lại chưa thấy công dụng gì đặc biệt cả.

Công thức viết content FAB
Công thức viết content FAB

6. Công thức viết content – BAB

Một công thức viết content nổi tiếng được rất nhiều blogger áp dụng có tên là BAB. Công thức này đặc biệt hiệu quả trong việc tiếp cận và “lấy lòng” khách hàng bởi nó sẽ cho bạn thấy một quá trình thay đổi để đi đến kết quả tốt hơn.

Bạn sẽ rõ hơn khi mình diễn giải công thức như sau:

B – Before, A – After, B – Bridge

  • B – Before: Trước đó

Thường thì ở ý này, chúng ta sẽ tập trung đi vào mô tả chi tiết thực trạng đang diễn ra của một vấn đề hoặc một khó khăn mà độc giả/ khách hàng cần giải quyết.

  • A – After: Sau đó

Để thuyết phục được khách hàng tin tưởng vào giải pháp chúng ta chuẩn bị đề xuất, chúng ta sẽ đề cập đến luôn kết quả mà khách hàng/ độc giả sẽ nhận được. Nó đánh vào tâm lý muốn giải quyết nhanh vấn đề của họ.

  • B – Bridge: Cầu nối

Bạn có thể coi chiếc cầu nối này giống như giải pháp để bạn biến vấn đề “Before” chuyển sang chế độ “After”.

Công thức viết content BAB
Công thức viết content BAB

Ví dụ:

  • Before: Da nhiều mụn, khô ráp, sần sùi
  • After: Da căng bóng, láng mịn, tự tin không cần make up
  • Bridge: Sữa rửa mặt X của hãng Y

Công thức này được rất nhiều trang mỹ phẩm sử dụng để cho khách hàng của họ thấy hiệu quả của sản phẩm sau khi sử dụng. Bạn có thể áp dụng ngay nhé! Ngoài ra còn có thể áp dụng trong nhiều mảng, lĩnh vực khác nữa như đồ công nghê, dịch vụ spa, thú cưng,….

7. Công thức viết content – ACCA

Công thức viết content ACCA thực ra là một phiên bản khác của công thức AIDA. Bởi nó được phát triển theo tâm lý, hành trình mua hàng của khách hàng:

A – Awareness, C – Comprehension, C – Conviction, A – Action

Công thức viết content ACCA
Công thức viết content ACCA
  • A – Awareness:

Cung cấp nội dung giúp khách hàng ban đầu nhận thức được vấn đề này đang tồn tại.

  • C – Comprehension:

Nội dung giúp khách hàng bắt đầu hiểu về vấn đề sâu hơn.

  • C – Conviction:

Bạn cung cấp cho khách hàng sự tin tưởng rằng sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề đó.

  • A – Action:

Thúc đẩy và kêu gọi khách hàng hành động ngay lập tức.

8. Công thức viết content – IDCA

Một công thức nữa cũng là một biến thể của công thức viết content AIDA là IDCA. Bạn có thể note nhanh lại để áp dụng đa dạng nhưng vẫn đảm bảo đủ ý cho bài viết của mình nhé!

I – Interest (Sự yêu thích), D – Desire (Niềm khao khát), C – Conviction (Sự tin tưởng), A – Action (Hành động)

Công thức viết content IDCA
Công thức viết content IDCA

Nếu như công thức AIDA bắt đầu bằng việc xây dựng nhận thức rồi mới khơi gợi sự yêu thích, thì công thức IDCA này đi nhanh gọn lẹ vào nắm bắt sở thích của khách hàng độc giả luôn. Sau đó, thúc đẩy niềm khao khát của khách hàng rồi xây dựng niềm tin và sự cam kết cho họ.

Nhìn chung thì bạn có thể lựa chọn công thức phù hợp mà bạn muốn thể hiện, đi theo mạch dẫn dắt này bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn cho bài viết của mình.

9. Công thức viết content – 4C

Công thức viết content mà mình chuẩn bị đề cập tới đây sẽ đặc biệt phù hợp cho những “cần ten ơ” nào hoạt động trên các trang mạng xã hội bởi nó đảm bảo 4 yếu tố:

Clear (Rõ ràng), Concise (Ngắn gọn), Compelling (Làm thay đổi tâm lý) và Credible (Đáng tin cậy)

Công thức viết content 4C
Công thức viết content 4C

Người dùng mạng xã hội không dành nhiều thời gian, quá 30s để lướt đọc hết 1 bài viết nên những yếu tố ngắn gọn, rõ ràng là điều nên được đáp ứng.

Bạn nên tập trung vào những nỗi đau, những lỗi sai của khách hàng và khiến họ nhận ra họ phải thay đổi tư duy, thói quen, nếp nghĩ để không mắc phải những lỗi sai đó nữa.

Sau đó, chúng ta mới cung cấp cho họ một niềm tin rằng, ý kiến bạn nêu ra là đúng, là phù hợp và nó giải quyết được vấn đề.

10. Công thức viết content – 4P

Trước khi kết thúc bài viết thì mình sẽ đề cập đến một công thức viết content cuối cùng là 4P. Công thức này được cấu thành bởi 4 chữ P lớn:

Picture – Hình ảnh, Promise – Cam kết, Lời hứa, Prove – Chứng minh, Push – Thúc đẩy

  • Picture: Nó giống như yếu tố Hook trong HSSBC mà mình đề cập ở phần trước. Chúng ta cần có một bức ảnh đề thu hút sự chú ý của người dùng trước tiên. Bức ảnh đó sẽ nói lên vấn đề mà bạn tìm kiếm được trong Insight của khách hàng.
  • Promise: Lời hứa mà bạn đưa ra rằng bạn có thể giúp khách hàng/ độc giả giải quyết được vấn đề đó.
  • Prove: Chứng minh bạn có thể thực hiện được lời hứa đó, có thể bằng việc đưa ra dẫn chứng những case study đã áp dụng thành công.
  • Push: Thúc đẩy, kêu gọi khách hàng hành động ngay đi.

Trên đây là 10 công thức viết content chất lượng mà mình muốn giới thiệu cho bạn. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai các ý tưởng bài viết của mình để “chạm” tới người đọc.

Đối với mỗi công thức mình đều sẽ đưa ra các ví dụ minh họa cho các bạn hiểu sâu và dễ dàng áp dụng. Ngoài ra những công thức mình vừa nêu mình đều giảng kỹ trong khóa học “7 Ngày làm chủ Content Marketing” và khóa học này hoàn toàn MIỄN PHÍ nên bạn cứ mạnh dạn đăng ký nha!

CTA Nhận Ngay
Nguyệt Phạm
Nguyệt Phạm
Xin chào, tôi là Nguyệt Phạm, hiện đang là Content Marketing Leader tại Digifox. Với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Content Marketing tại nhiều mảng như Thời trang, Nội thất, Đồ gia dụng, Làm đẹp,..., tôi sẽ dùng kiến thức và trải nghiệm của mình để chia sẻ cho bạn, giúp bạn nâng cao kiến thức, cũng như kỹ năng chuyên môn về Content Marketing nói riêng và Digital Marketing nói chung.

CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Play Video about Khóa học Sản xuất video Tiktok banner
Chơi Video
Chơi Video

Khám phá khóa học

Rút ngắn thời gian học tập Marketing nhanh hơn với khóa học đặc biệt
Đăng ký nhận Tài liệu Digital Marketing

Đăng ký nhận thông tin, tài liệu Digital Marketing chất từ Digifox. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất nhé!

CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT

Shopping cart

Sign in

No account yet?